Nhiều ngày qua, trước và trong thời điểm phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm diễn ra, các luật sư như Hà Huy Sơn, Lê Văn Luân, Ngô Anh Tuấn… vẫn tìm mọi cách để biện hộ một cách mù quáng cho tội ác của các đối tượng, thậm chí các luật sư này còn tung lên mạng những thông tin mang tính suy diễn chủ quan, thậm chí là được thêu dệt để hướng lái dư luận hiểu sai lệch bản chất vụ án.
Luật pháp cho phép các
luật sư thực hiện quyền bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ
nhưng với vụ án mà bằng chứng, nhân chứng, vật chứng đã quá rõ ràng và các bị
cáo đều thừa nhận tội trạng của mình mà các luật sư này vẫn “cố đấm ăn xôi” để biện hộ thành vô tội.
Nếu với lương tri, đạo đức nghề nghiệp của một luật sư để bảo vệ công lý, bảo
vệ sự thật khách quan của vụ án thì những luật sư này đáng ra phải bào chữa
theo hướng hối lỗi, đúng như thái độ của các bị cáo tại tòa để hưởng khoan
hồng, giảm nhẹ hình phạt. Thay vì hành động như vậy, các luật sư này lại sử
dụng diễn đàn mạng xã hội để “chính trị
hóa” vụ án hình sự.
Dư luận xã hội theo dõi
quá trình điều tra, xét xử vụ án này đều thấy được sự thay đổi thái độ của các
bị cáo, nhất là tại phiên tòa xét xử công khai mà các luật sư bào chữa đều có
mặt. Các bị cáo đều có sự chuyển biến, thay đổi thái độ, đó là sự ăn năn, hối
cải về hành vi phạm tội của mình. Tại phiên sơ thẩm, chính ông Bùi Viết Hiểu,
không cần tham khảo với luật sư của ông, đã bất ngờ giơ tay phát biểu thay đổi
lời khai, thú nhận lỗi lầm. Nhiều bị cáo khác cũng bày tỏ lý do vướng vào lòng
lao lý như vậy một phần do nhẹ dạ, bị xúi giục, lôi kéo. Khi các bị cáo đã thừa
nhận, thành khẩn với tội lỗi do mình gây ra thì các luật sư bào chữa lại lên
mạng xã hội tung ra những thông tin các bị cáo bị ép cung, nhục hình hay hành
vi phạm tội là do bị “mắc bẫy”, “khiêu khích”.
Động cơ của các luật sư
hoàn toàn không đơn thuần là bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mà đang cố tình tung
thông tin thiếu khách quan để làm sai lệch bản chất vụ án, hành vi phạm tội của
các đối tượng. Sau phiên sơ thẩm, chỉ có Bùi Thị Nối là vẫn ngoan cố, không
chấp nhận là mình có tội, thái độ thiếu thành khẩn, tại phiên phúc thẩm, bị cáo
này vẫn giữ thái độ như vậy. Một bị cáo như vậy không thể đại diện cho cho thái
độ và ý chí của các bị cáo khác. Thế nhưng, trên mạng xã hội, Bùi Thị Nối được
các luật sư “dựng lên” như một “anh hùng” với thái độ bất hợp tác,
thiếu thành khẩn tại tòa.
|
L.P.T |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét