Vừa qua, Bộ Chính trị phân công Thượng tướng
Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị QĐND Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Trước công
tác nhân sự trên, RFA Tiếng Việt và một số cá nhân cơ hội chính trị đã tiến
hành xuyên tạc thông tin, bóp méo thực tiễn, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận. Từ
trước đến nay, một trong những trọng tâm chống phá của các thế lực thù địch đối
với cách mạng Việt Nam là lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm làm thay đổi nhận thức,
tạo ra sự hoài nghi đối với chế độ, kích thích sự “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” nảy sinh trong lòng xã hội Việt Nam. Chính vì vậy, mọi hoạt động của Ban
Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo các cấp đều nằm trong tầm ngắm chống
phá của các thế lực thù địch cũng như các đối tượng xấu, chống đối, cơ hội
chính trị.
Bộ Chính trị phân công Thượng tướng Nguyễn
Trọng Nghĩa làm Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, RFA Tiếng Việt đã đăng tải
bài viết với tiêu đề “Tướng quân đội làm Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương có ý
nghĩa gì?” Nội dung bài viết chứa đựng nhiều thông tin, luận điệu sai trái,
tiêu cực, mang tính chất xuyên tạc, biến tướng bản chất vấn đề.
Cần thấy rằng
bảo đảm an ninh thông tin là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đảng, Nhà nước
Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do báo chí, tự do thông tin của
người dân. Tuy nhiên, với chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch,
phản động, chống đối, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách nhằm chống phá nền tảng
tư tưởng của ta, hướng lái, thay đổi nhận thức của người dân. Đặc biệt, với sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhất là mạng xã hội, các thế lực chống
phá đã có thêm phương tiện nhằm truyền bá các quan điểm, tư tưởng, sai lệch;
xuyên tạc thông tin, biến tướng bản chất vụ việc; kích động tư tưởng hoài nghi
đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Chính vì những lý do như trên, việc Đảng, Nhà nước ta đẩy mạng công tác bảo đảm
an ninh thông tin, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí là điều cần thiết. Việc siết chặt công tác quản lý báo chí không
phải là ngăn chặn “tự do”, “dân chủ” như luận điệu các đối tượng tung ra mà là
một giải pháp để bảo đảm môi trường thông tin “sạch”, phục vụ nhiệm vụ xây dựng
và phát triển đất nước. Do vậy, cần phải kiên quyết vạch trần, đấu tranh với
các luận điệu xảo trá, xuyên tạc mà những kẻ này tung ra để chặt đứt hoạt động
chống phá mà các đối tượng đang tiến hành./.
-ĐA-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét