Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

THIỂN CẬN KIỂU "BỐ ĐỜI" KHI ĐÁNH GIÁ VIỆT NAM CÓ HỒ SƠ NHÂN QUYỀN TỒI TỆ

 

Hằng năm, cứ đến hẹn lại lên, nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12), một số đài, báo, tổ chức nước ngoài lại là diễn đàn để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đăng đàn, hoặc tự mình "khóc thuê" để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng chĩa mũi nhọn tập trung "rêu rao, khóc lóc" cho rằng, Việt Nam là nước "không có tự do, nhân quyền", hay “Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có hồ sơ nhân quyền tồi tệ, có số tù chính trị cao hơn bất cứ nước nào”; “Việt Nam đang gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền”. Có tổ chức còn tự cho mình cái quyền "chõ mõm" vào nói như "đúng rồi về tình hình tự do, nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng " Việt Nam năm nay tiếp tục bị xếp vào nhóm không có tự do với tổng điểm số là 19 trên thang điểm 100. Cụ thể 3 điểm cho các quyền chính trị và 16 điểm cho các quyền tự do dân sự..." và theo bọn "sủa thuê" này thì "Việt Nam bị mất 1 điểm so với báo cáo năm ngoái". Rõ ràng, đây là một sự vu cáo trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam, thiển cận hết chỗ nói, không có cơ sở khách quan để đánh giá về tình hình tự do nhân quyền ở Việt Nam, là cái cớ để bọn đu càng, phản động, cơ hội chính trị "bu vào sủa" như đúng rồi về tình hình tự do, nhân quyền ở Việt Nam.

Thứ nhất, hãy "giương" mắt lên, đeo kính lúp vào để xem văn bản quốc tế nói về tự do, nhân quyền nhé. Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó nêu rõ, "quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác". Nói cách khác, nhân quyền, tự do, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp của mỗi nước.

Thứ hai, Hiến pháp Nước Cộng hòa CHCN Việt Nam năm 2013 quy định rất rõ về quyền con người tại Điều 14" "1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". Hơn nữa Việt Nam là quốc gia không có đa nguyên chính trị, đa đảng, duy nhất do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do vậy, Việt Nam không có tù chính trị. Những phần tử mà các thế lực phản động, thù địch cho là “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà bất đồng chính kiến” bị “chính quyền Việt Nam đàn áp”… bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt, đưa ra xét xử thời gian qua đều là những đối tượng vi phạm nghiêm trọng Pháp luật Việt Nam với các tội danh như hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay tuyên truyền chống Nhà nước, được xét xử công khai. Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đã vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định.

Thứ ba, hiện nay, Việt Nam đang ngày càng khẳng định là quốc gia có trách nhiệm trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam cũng luôn nghiêm túc trong thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, các cam kết theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Liên hợp quốc. Năm 2019, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả Báo cáo quốc gia định kỳ của Việt Nam, theo Cơ chế UPR (chu kỳ III) về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Việt Nam cũng nỗ lực đóng góp vào những giá trị chung và tiến bộ của nhân loại về quyền con người. Việt Nam tham gia tích cực vào các diễn đàn liên quan đến quyền con người của Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế khác. Tại các diễn đàn này, Việt Nam đã chủ động đưa ra các sáng kiến về quyền con người, đặc biệt về nội dung liên quan đến bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, những người chịu tác động của biến đổi khí hậu… được cộng đồng quốc tế hoan nghênh.

Thứ tư, không tôn trọng tự do, nhân quyền và quyền con người thì tại sao, hằng năm, chỉ số phát triển con người của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2020, chỉ số phát triển con người của Việt Nam được xếp vào nhóm đứng đầu thế giới. Đây là bằng chứng cho thấy sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam đã được chuyển hóa vào chất lượng sống của đa số người dân. Việt Nam đã trở thành một điểm đến mong muốn của rất nhiều du khách và lao động nước ngoài. Không đảm bảo tự do, nhân quyền, tại sao Việt Nam lại là nước có môi trường chính trị, văn hóa, xã hội ổn định, nhân dân đoàn kết, tin tưởng ủng hộ, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo nên những kỳ tích, cơ đồ, tiềm lực, vị thế , uy tín trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Muốn tự do, dân chủ, nhân quyền như kiểu USA để tạo nên chấn động khi người dân tràn vào đồi cappiton, náo loạn nghị trường; hay như một số nước đang rối ren về chính trị; hậu quả cách "mạng đường phố", "cách mạng màu" mà cho đến nay, người dân các nước này phải hối tiếc về thời hoàng kim đã xa sao?

Cho nên, đừng "chõ mõm", "sủa lung tung" về tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam thiển cận như vậy nữa./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét