Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

Phòng, Chống Thông Tin Xấu, Độc Trên Không Gian Mạng

 Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của không gian mạng; thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; để có thực hiện các giải pháp chủ động tăng cường phòng, chống thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

Thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng gây tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc.

Hiện nay, khi lĩnh vực truyền thông được hưởng lợi ích từ Cách mạng công nghiệp 4.0, thì nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lại bị tác động không mong muốn, ngoài sự kiểm soát bởi “lợi ích phi truyền thống” đưa lại. Chúng lợi dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội để đăng tải, đưa các thông tin sai sự thật hoặc các thông tin có phần đúng nhưng sai lệch về bản chất thông tin trên các trang mạng xã hội để đánh lừa người đọc, làm người đọc lầm tưởng là thông tin chính thống để đăng nhập, chia sẻ trạng thái, bình luận gây hiệu ứng tâm lý xã hội trước những vấn đề có tính thời sự của đất nước. Khi đã thu hút được sự quan tâm, theo dõi của người đọc thì các thế lực thù địch và phần tử xấu sẽ đưa vào những thông tin giả mạo, xấu độc, lồng ghép với các nội dung chống Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế của đất nước, làm người đọc không phân biệt được những thông tin thật - giả, gây hoang mang, tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Nghiêm trọng hơn, chúng khai thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để sửa chữa, chèn thêm đường dẫn (link) đăng tải nội dung, thông tin giả mạo, xấu độc, văn hóa đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc; chèn, chỉnh sửa nội dung bài viết, hình ảnh trên các website, cổng thông tin điện tử làm sai lệch bản chất thông tin, làm người đọc mơ hồ mất cảnh giác, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tác động đến tư tưởng, đạo đức và lối sống, tâm tư, tình cảm của các giai tầng xã hội; tạo lập các blog, website, mạng xã hội kết hợp với các loại hình thông tin khác báo viết, báo hình, báo nói... để thu hút lượng người truy cập, qua đó truyền bá các quan điểm, tư tưởng phản động.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của không gian mạng; thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; Kết luận số 53-KL/TW ngày 04/6/2019 của Ban Bí thư về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu, độc trên Internet, mạng xã hội cần tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc nắm, định hướng tình hình tư tưởng, thái độ, quan điểm của cán bộ, đảng viên, quần chúng khi chia sẻ, bình luận, đăng tải thông tin trên mạng xã hội, nhất là trong những đợt cao điểm liên quan đến tình hình an ninh chính trị; siết chặt công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước, nghiêm cấm để lộ bí mật của Đảng và Nhà nước, cơ quan, đơn vị; xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp vi phạm. Kết hợp đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo an toàn thông tin mạng. Bên cạnh đó, những cán bộ vận hành, chuyên trách về công nghệ thông tin cũng được tham gia những khóa đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

 

-N.Đ.H-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét