Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

NHÌN LẠI 35 ĐỔI MỚI VỚI NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

 

NHÌN LẠI 35 ĐỔI MỚI VỚI NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

          Luubui.com

Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách, nước ta lại phạm một số sai lầm nên khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, tỉ lệ lạm pháp lên đến 774,7% vào năm 1986. Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ và qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử. Cụ thể:

Thứ nhất, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng  được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá.

Thứ hai, quy mô nền kinh tế tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng thuộc vào nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới mặc dù chịu ảnh hưởng của những biến động tình hình kinh tế thế giới và dịch bệnh. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm, thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm, thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm. Các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô.

Thứ ba, phát triển kinh tế gắn với phát triển hài hoà văn hoá, xã hội nhằm xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Năng lực của hệ thống cơ sở y tế và cơ sở vật chất, trang thiết bị được chú trọng đầu tư, nhờ đó người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế hơn. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Đến nay, diện thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao 35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Trong các tổ chức mà nước ta tham gia thì luôn thể hiện là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế qua đó thể hiện rõ nét vị trí, vai trò và vị thế ngày càng cao trong khu vực, quốc tế được cộng đồng quốc tế tôn trọng.

Những thành tựu của công cuộc đổi mới kể trên là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta qua nhiều nhiệm kỳ đại hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đảng. Đây chính là tiền đề quan trọng, tạo ra tiềm lực, sức mạnh, niềm tin vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong tương lai./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét