Hiện
nay, trên không gian mạng có rất nhiều quan điểm sai lầm, lệch lạc, cố tình
xuyên tạc, chống phá về vấn đề chống tham nhũng ở nước ta trong thời gian gần
đây. Trong đó có quan điểm chúng cho rằng: thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay là xuất phát từ chế độ chính trị mà ra.
Trước
hết chúng ta cần hiểu, tham nhũng là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với sự
hình thành giai cấp và sự ra đời và phát triển của bộ máy Nhà nước. Tệ nạn tham
nhũng diễn ra ở tất cả các quốc gia không kể giàu nghèo, đang ở trình độ phát
triển như thế nào. Nó xảy ra ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá nó tồn tại
và phát triển thường xuyên hàng ngày hàng giờ, nó len lỏi vào mọi mặt đời sống
xã hội và đụng chạm tới lợi ích của hầu hết dân cư. Tham nhũng là một căn bệnh
nguy hiểm, nó gây ra các hậu quả hết sức tai hại về mặt kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, nó cản trợ sự phát triển đi lên của xã hội. Và có thể dẫn đến sự sụp
đổ của cả một thể chế. Và nhìn từ góc độ pháp luật: Điều 1, pháp lệnh chống
tham nhũng quy định "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
và lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố làm trái ý với pháp
luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước và cá nhân, xâm phạm
hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Những
năm gần đây tình hình tham nhũng ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp. Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách pháp luật để đấu tranh
kiên quyết với hiện tượng này, song tham nhũng cũng chưa có nhiều thuyên giảm.
Để đấu tranh có hiệu quả với tình trạng này, một trong các vấn đề được quan tâm
hàng đầu đó là tìm được các nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng và tìm các biện
pháp khắc phục, loại trừ những nguyên nhân đó. Trước hết phải khẳng định ràng,
hệ thống pháp luật và cơ chế áp dụng nó có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng
tham nhũng. Hay nói cách khác tình trạng tham nhũng ở một quốc gia tại một thời
điểm xác định phản ánh mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật cũng như thực
trạng áp dụng pháp luật. Từ đó ta có thể nhìn ra các nguyên nhân sau:
-
Thứ nhất: đó là do bản chất của cơ chế thị trường, của việc tự do hoá cạnh
tranh tạo ra.
-
Thứ hai: Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng
viên và sự yếu kém của công tác quản lý, giáo dục đào tạo cán bộ đảng viên của
các tổ chức Nhà nước và Đảng. Trước đây, trong cơ chế cũ tập trung, quan liêu
bao cấp đã có tham nhũng nhưng ở phạm vi hẹp hơn và mức độ thấp hơn. Từ khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu với bên ngoài, do tác động
bởi yếu tố vật chất của cơ chế đó và do không chịu thường xuyên rèn luyện tu dưỡng
nhiều cán bộ đảng viên, công chức đã sa ngã, thoái hoá, chạy theo lối sống chủ
nghĩa cá nhân, bị lợi ích vật chất cám dỗ, sống đồi truỵ xa hoa, đã trượt vào
cùng bùn tham nhũng, tội lỗi. Trong khi đó công tác quản lý, giáo dục kiểm tra
cán bộ Đảng, cán bộ và công chức bị buông lỏng, yếu kém, không chuyển kịp trước
tình hình mới.
-
Thứ ba: Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, chưa thực
sự chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Mặc dù nước ta đã trải qua hàng chục năm
đổi mới, nhưng chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống cơ chế, chính sách quản
lý kinh tế vĩ mô đồng bộ và hoàn chỉnh phục vụ cho sự nghiệp đổi mới.
-
Thứ tư: Sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước có lúc, có nơi còn thiếu sâu
sát, chặt chẽ, chưa quyết tâm cao, cơ chế tổ chức và giải pháp phòng ngừa tham
nhũng chưa hiệu quả. Tuy Đảng và Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết về
phòng, chống, tham nhũng nhưng việc triển khai cụ thể chưa bàn kỹ, thiếu những
giải pháp có hiệu quả, tổ chức chỉ đạo chưa chặt chẽ.
Tóm
lại, tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay có rất nhiều nguyên nhân, song có
thể chỉ ra có 4 nguyên nhân cơ bản trên, trong đó nguyên nhân về sự suy thoái về
phẩm chất đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là nguyên nhân chủ yếu.
Mặt khác, cần phải khẳng định lại rằng tham nhũng là vấn nạn tồn tại ở mọi chế
độ chính trị, mọi kiểu nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét