TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) vào ngày 8/3. Tuy nhiên, trước khi diễn ra phiên tòa, một số đài báo nước ngoài, những kẻ giả danh dân chủ đã hô hào, kích động dư luận với âm mưu lợi dụng vấn đề này để làm suy giảm niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp; xuyên tạc bản chất vụ án hòng thay trắng đổi đen, quy kết, đổ lỗi cho chính quyền, tìm cách bảo vệ, bao che cho những kẻ phạm tội.
Vụ án xảy ra tại
thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội diễn ra bắt nguồn từ tranh chấp
đất đai vốn quy hoạch làm sân bay Miếu Môn, phục vụ mục đích quốc phòng. Mặc dù
biết rõ đất đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng từ năm 2013, các đối
tượng xấu đã thành lập “Tổ Đồng thuận” với mục đích chiếm dụng đất công trở
thành tài sản riêng của cá nhân.
Từ năm 2017 đến đầu năm 2020, “Tổ Đồng
thuận” kích động, lôi kéo một số người dân gây mâu thuẫn, chống đối, bắt giữ
người trái pháp luật. Để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng ở Đồng Tâm
đã nhiều lần tổ chức họp, quay video kêu gọi chống đối, tuyên bố nếu Công an về
Đồng Tâm sẽ giết 300 - 500 người; bàn nhau mua lựu đạn và xăng, làm 85 chai bom
xăng, chế ra nhiều ống sắt và chuẩn bị gạch, đá để chống đối lực lượng thực thi
pháp luật.
Ngày 9/1/2020, Công an triển khai lực
lượng đến gần thôn Hoành nhằm bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đảm bảo ANTT trên
địa bàn. Tuy nhiên, các đối tượng chống đối đã đánh kẻng, bắn pháo sáng để báo
động; dùng gạch, đá, bom xăng ném về phía lực lượng Công an. Công an nhiều lần
phát loa kêu gọi các đối tượng dừng hành vi chống đối nhưng các đối tượng vẫn
ngoan cố, tiếp tục chống trả lực lượng Công an. Hậu quả khiến 3 cán bộ, chiến
sĩ Công an thiệt mạng do rơi xuống hố kỹ thuật và bị đối tượng Lê Đình Chức, Lê
Đình Doanh phóng hỏa đốt.
Sau khi các đối tượng bị bắt giữ, sau
nhiều ngày tiến hành xét xử, đến ngày 14/9/2020, TAND Hà Nội tuyên án đối với
các bị cáo. Trong đó, tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức về tội "Giết
người" sau khi xác định rõ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ giết người,
chống người thi hành công vụ.
Khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, dư
luận xã hội đều đồng tình, ủng hộ bản án nghiêm khắc dành cho những kẻ coi
thường kỷ cương, phép nước, giết người, chống người thi hành công vụ. Nhưng vẫn
còn một số đối tượng đã lợi dụng vụ việc này để tuyên truyền xuyên tạc sự thật
hòng lật lại bản án, bênh vực cho những kẻ vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm.
Trước khi diễn ra phiên xét xử phúc thẩm ngày 8/3, một số cá nhân, tổ chức bên
ngoài đã lợi dụng sự kiện này để thực hiện mục đích chống phá.
Cụ thể: Ở bên ngoài, một số cá nhân,
tổ chức phản động lưu vong đã lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc bản chất vụ
việc, quy chụp theo hướng “Công an, chính quyền đàn áp người dân Đồng Tâm”, từ
đó chúng ra sức bảo vệ cho những đối tượng chống đối, coi đó là những “người
hùng” dám đứng lên đấu tranh cho bất công trong xã hội. Liên tiếp trong thời
gian sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc đến khi có quyết định mở phiên tòa phúc
thẩm, các đài báo như RFA Việt ngữ, BBC tiếng Việt, RFI, VOA tiếng Việt… thường
xuyên đăng tải các bài viết sai sự thật ở Đồng Tâm, sử dụng tiếng nói của những
kẻ chống đối ở trong nước để cổ súy, ủng hộ các bị cáo.
Mặt khác, những cá nhân, tổ chức phản
động lưu vong như tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Triều Đại Việt”, “Chính phủ
Việt Nam lâm thời” đã tiến hành các buổi hội thảo trực tuyến với các cá nhân,
hội nhóm xã hội dân sự ở trong nước nhằm thành lập “liên minh” cùng viết “kiến
nghị”, “thỉnh nguyện thư” tập hợp các chữ ký của người dân nhằm phản đối bản án
sơ thẩm; gửi các kiến nghị lên cơ quan chức năng của chính quyền để đánh bóng
tên tuổi, gây “tiếng vang” trong dư luận.
Nguy hiểm hơn, các cá nhân, tổ chức
bên ngoài còn tổ chức vận động hành lang các quan chức, chính khách các nước
như Mỹ, Úc, Pháp, Anh… ủng hộ, lên tiếng bênh vực cho kẻ vi phạm pháp luật ở
Đồng Tâm, trao “tâm thư”, “kiến nghị” và những hình ảnh phản đối bản án sơ thẩm
của những kẻ chống đối trong nước. Âm mưu của chúng nhằm hạ uy tín chính trị
Việt Nam trên trường quốc tế, gây trở ngại cho Việt Nam trong ký kết các hiệp
định tự do thương mại, đánh thuế cao các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, cản
trở Việt Nam trở thành ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2023
- 2025 trong thời gian tới.
Ở trong nước, sau bản án sơ thẩm,
những kẻ vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm, một số người giả danh dân chủ Việt đã
sử dụng mạng xã hội facebook, blog cá nhân như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Ngọc
Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Đình Cống… ra sức tuyên
truyền xuyên tạc bản án sơ thẩm nhằm bảo vệ những kẻ phạm tội, tẩy chay xét xử
phúc thẩm vào ngày 8/3. Âm mưu của chúng là làm giảm niềm tin của người dân vào
hệ thống tòa án Việt Nam, tạo sự nghi ngờ vào tính nghiêm minh của pháp luật,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Đặc biệt, một số cá nhân chống đối
đang tích cực liên hệ, tìm cách cổ súy, kích động những cá nhân chống phá khác,
liên hệ với một số nhóm người nhằm kéo đến phiên tòa xét xử phúc thẩm để gây
rối trật tự công cộng. Âm mưu của những kẻ này là sẽ lợi dụng phiên tòa phúc
thẩm để gây sức ép, biểu dương lực lượng “đấu tranh cho tự do, công bằng, dân
chủ”. Những kẻ này sẽ hưởng ứng bằng việc chụp ảnh, ghi hình tung lên mạng xã
hội cá nhân, chia sẻ với đài, báo hải ngoại để xuyên tạc.
Không chỉ những kẻ lợi dụng dân chủ để
chống phá, trong vụ việc ở Đồng Tâm, một số chức sắc trong Công giáo còn bày tỏ
quan điểm không đồng tình với bản án sơ thẩm, ủng hộ đấu tranh đòi “Công lý và
hòa bình” cho những kẻ vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm. Một số linh mục cực đoan
tại giáo phận Vinh, giáo phận Hà Tĩnh thông qua lễ chúa nhật rao giảng, sử dụng
mạng xã hội bày tỏ quan điểm trái chiều nhằm kêu gọi ủng hộ, đòi hủy kết quả
bản án sơ thẩm, đòi xét xử phúc thẩm phải “thả tự do” cho các bị cáo.
Nhìn nhận hoạt động chống phá, lợi
dụng phiên tòa phúc thẩm ngày 8/3 tại Đồng Tâm, có thể khẳng định bản chất của
những kẻ giả danh dân chủ là triệt để lợi dụng các vấn đề phức tạp trong đời
sống xã hội (vụ việc ở Đồng Tâm là điển hình) để xuyên tạc, làm giảm niềm tin
của người dân vào hệ thống thực thi pháp luật, từ đó kích động chống phá Đảng,
Nhà nước.
Chính vì vậy, cần nhận thức rõ những
âm mưu, thủ đoạn xấu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng vụ
việc tại Đồng Tâm, đặc biệt là phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 8/3 để nâng cao
cảnh giác, không tin, nghe theo những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng./.
LVM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét