Giữa lúc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vui mừng, phấn khởi khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp, lại có những kẻ hậm hực “bới lông tìm vết”. Không tìm thấy những thiếu sót trong đại hội, họ bèn “soi” vào nhân sự Bộ Chính trị và “phát hiện” ra rằng nhiệm kỳ này chỉ có một phụ nữ, trong khi nhiệm kỳ XII có 3. Thế là họ phán trên mạng xã hội rằng: “Đây là bước thụt lùi về bình đẳng giới”.
Đúng là những người này “chỉ nhìn thấy cây mà
không thấy rừng”. Có lẽ họ không biết hoặc cố tình không biết trong Bộ Chính
trị nhiệm kỳ Đại hội IX, Đại hội X không có đại biểu nữ. Đến nhiệm kỳ XI, khi
Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành (BCH) Trung ương bầu Bộ Chính trị mới
có 1 đại biểu nữ, đến gần giữa nhiệm kỳ mới bổ sung thêm 1 đại biểu nữ nữa.
Điều đáng nói hơn là tại Đại hội XIII, trong số Ủy viên Trung ương Đảng chính
thức được bầu có 18 đại biểu nữ, tăng 1 đại biểu so với nhiệm kỳ khóa XII.
Trong 63 bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có
tới 9 người là nữ thuộc các tỉnh: Lạng Sơn, Lai Châu, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi và An Giang. Đây là số lượng nữ bí thư
tỉnh ủy nhiều nhất từ trước đến nay. Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ
(LHPN) Việt Nam, trong nhiệm kỳ này, ở cấp cơ sở, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt
21%, tăng 2%; cấp trên cơ sở đạt 17%, tăng 2%. Đối với các đảng bộ trực thuộc
Trung ương, tỷ lệ nữ đạt 16%, tăng 3% so với nhiệm kỳ trước.
Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ
tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định: “Một trong những thành công rất nổi bật của
công tác lãnh đạo, chỉ đạo đại hội đảng các cấp thời gian vừa qua là cán bộ nữ
tham gia cấp ủy cả 3 cấp đều tăng về số lượng và chất lượng. Đây là điều hết
sức đáng vui mừng. Điều đáng vui mừng hơn nữa là có hơn 4.200 cán bộ nữ được
lựa chọn, giới thiệu và bầu giữ chức vụ cán bộ chủ chốt trong Đảng và chính
quyền ở cả 3 cấp này”.
Tại Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất, số lượng đại biểu nữ cũng tăng trong nhiệm kỳ gần đây. Tỷ lệ nữ đại biểu
Quốc hội khóa XIV đạt 26,72% và đến nay là 27,1%, tăng 2,3% so với nhiệm kỳ
trước. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 26,5% (tăng 1,37% so với nhiệm kỳ
trước); cấp huyện đạt 27,9% (tăng 3,2% so với nhiệm kỳ trước). Việc bố trí lãnh
đạo nữ trong Quốc hội kỳ này chiếm gần 40%. Đây là minh chứng cho thấy sự ưu
việt trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, giải phóng con người của Đảng, Nhà nước
ta và cũng cho thấy sự vươn lên của phụ nữ Việt Nam, đưa vị thế phụ nữ Việt Nam
tham gia Quốc hội đứng thứ hai khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đứng thứ 6 ở
châu Á.
NVL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét