Ngày 22/2/2021 vừa qua trên trang Facebook “BBC News Tiếng việt” có đăng tải một status “ Việt nam: hiếm có khi 2 vị tướng quân đội trong Bộ Chính Trị”, có nội dung như sau:
“Đại
hội Đảng XIII năm 2021 chứng kiến lần đầu tiên từ rất lâu, hai lãnh đạo quân
đội cùng một lúc được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại các Đại hội Đảng trước đây, theo truyền thống chỉ có người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng
mới vào Bộ Chính trị. Việc hai vị tướng Phan Văn Giang và Lương Cường có mặt
trong Bộ Chính Trị khóa 13 năm 2021 là một diễn biến thú vị thời bình”
Đã
có một số tài khoản Facebook để lại comment mang tích chất đả kích, phản động,
không thể nào chấp nhận được như:
Tài
khoản “T” xuyên tạc cho rằng : “Bầu cái gì... Rõ ràng 1 ghế đại biểu giá 1,5
triệu usd chứ cứ thích làm màu”
Hay
tài khoản “Đặng công” hồ ngôn, thiển cận viết rằng: “Nhiều tướng thì mới khó
bị chiếu tướng. Đâu cũng tướng cả, quân địch hoang mang, dân cũng hoang mang
luôn”
Tài
khoản “ Phi triện” thì ngông cuồng bình luận: “Vấn đề này thuộc về liên
minh ma quỷ giữa bên đảng và quân đội. Để quân đội bảo kê cho đảng thì đảng
phải nhường mấy ghế trong BCT...!? Chẳng có thằng nào bảo kê ko công đâu”
Khi
đọc và tiếp xúc với những bài viết, status hay những bình luận kiểu như trên,
trước hết chúng ta phải nhìn nhận rã bản chất phản động, ngông cuồng chống phá
của chúng, không nói quá khi nhận định chúng là một bè lũ tay sai đớn hèn, theo
kiểu rình rập và cắn trộm.
Việc
bầu ủy viên Bộ Chính Trị, cơ cấu, số lượng thành viên tất cả theo quy định tại
Điều 25, Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày
09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương. Tuân thủ theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, theo yêu cầu và chiến lược phát triển đất nước trong từng nhiệm
kỳ.
Quy
trình bầu Bộ Chính trị theo quy định tại Điều 25 như sau:
-
Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa
trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến
khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị. Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước
không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
- Đoàn
Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng
Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.
- Hội
nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Bộ Chính trị.
- Đoàn
Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa
trước đề cử vào Bộ Chính trị.
- Tiến
hành ứng cử, đề cử.
- Họp
tổ để thảo luận.
- Đoàn
Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những
trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị
xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng
cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
- Lập
danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ
Chính trị.
- Bầu
cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Theo
đó, Sáng ngày 31/1/2021, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XIII đã họp Hội nghị lần thứ Nhất để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư,
Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Kết quả bầu cử như sau:
Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu 18 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương khóa XIII, gồm:
1.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ
3.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
4.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá
XIV thành phố Hà Nội
5.
Đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương
6.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
7.
Đồng chí Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
8.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh
9.
Đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
10.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương
11.
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khóa XII
12.
Đồng chí Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng.
13.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao
14.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
15.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
16.
Đồng chí Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
17.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế
Trung ương
18.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Bộ Chính trị có 3 trường hợp “đặc biệt”: 2 đồng chí quá 65
tuổi tái cử Bộ Chính trị gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc; đồng chí Phan Văn Giang (61 tuổi) là trường hợp
"đặc biệt" thuộc diện ủy viên Trung ương khóa XII quá 60 tuổi tái cử.
Như
vậy cần thấy rõ không có cái gọi là “Theo truyền thống” hay “Diễn
biến thú vị” như status đã đăng tải, mà việc bầu cử được làm theo đúng
thủ tục nguyên tắc, các đồng chí được bầu vào Bộ Chính Trị đều là những người
đủ đức, đủ tài để gánh vác trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, hợp ý Đảng
lòng dân. Nên không có chuyện “định giá ghế 1,5 triệu usd” như
tài khoản facebook “T” bình luận.
Quân
đội từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu đó là bản chất truyền thống của
Quân đội nhân dân Việt Nam, làm gì có chuyện “Nhiều tướng thì mới khó bị
chiếu tướng. Đâu cũng tướng cả, quân địch hoang mang, dân cũng hoang mang
luôn” như tài khoản Đặng Công đã viết, đúng là hoang đường quá mức.
Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp và tuyệt đối về mọi mặt đó là tất yếu khách
quan chứ tại sao lại gọi đó là “linh minh ma quỷ… bảo kê cho
đảng ….nhường mấy ghế trong BCT” như tài khoản Phi triện đã nêu, quả
thật là luận điệu chống phá hèn hạ và vô căn cứ.
Những nội dung trên là luận điệu
xuyên tạc của các đối tượng cơ hội chính trị, phản động đối với Đảng và
chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không đúng với sự thật và đi
ngược lại với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Những nội dung xuyên tạc trên nhằm kích động gây chia rẽ nội bộ
Đảng, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kêu gọi “đa đảng
cạnh tranh, tam quyền phân lập, tự do ứng cử, bầu cử, phát triển xã hội nhân
sự”; bôi nhọ, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công cuộc đổi mới của
đất nước, tới sự phát triển của Đảng trong sự nghiệp lãnh đạo dân tộc và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định là nhiệm vụ chiến lược
của cả quá trình xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Nhiệm vụ bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng trong mọi tình huống cách mạng luôn là vấn đề cấp thiết.
Để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các quan điểm sai
trái, Đảng cần tăng cường quan hệ với quần chúng, phải thấy cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, của dân, do dân và vì dân. Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp
ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, là kết hợp hài hòa các lợi ích, là thống
nhất quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Đảng, Nhà nước, đoàn thể quần chúng
phải coi công tác quần chúng là cuộc đấu tranh quyết liệt của lực lượng cách
mạng chống lại các thế lực thù địch trên các
lĩnh vực, đập tan những âm mưu và thủ đoạn phá hoại nền tảng của Đảng.
Nhiệm vụ quan trọng trong việc đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, phản động để bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng trước mắt là phải làm cho mọi người kiên định quan điểm, đường lối của Đảng; quán triệt và thực hiện tốt chủ
trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; khắc phục được tư tưởng bi
quan, dao động và những quan điểm sai trái phủ nhận thành quả cách mạng, hạ
thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, chủ trương đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập./.
NK.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét