Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

LẠI CHUYỆN “CÚ TÁT”

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền clip một học sinh nam có hành động xúc phạm cô giáo. Nhân sự việc này, có rất nhiều người vin cớ đổ lỗi cho ngành giáo dục, các phần tử chống đối, phản động cho đó là “cú tát thẳng vào mặt ngành giáo dục việt Nam). Ta có thể thấy đó là những suy diễn, quy kết mang tính quy chụp, thiếu tính xây dựng. Bài viết của Việt Tân đã thể hiện cái nhìn méo mó, xuyên tạc nhằm định hướng dư luận, làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Ngành giáo dục hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, nhưng chỉ với clip này mà nhân đó chà đạp ngành giáo dục như là cách vì nó mới nảy nòi ra kiểu cậu học trò này là không công bằng. Mặc dù vẫn còn những hạn chế trong giáo dục, nhưng nhiều năm qua các thế hệ học sinh, sinh viên vẫn được đào tạo trưởng thành, làm nên danh phận, các thế hệ trẻ mấy mươi năm qua vẫn vững vàng cùng cha anh chèo chống dựng xây đất nước. Sự tụt hậu, yếu kém, sự bê tha, bế tắc, hư hỏng của một bộ phận giới trẻ là cộng hưởng của rất nhiều nguyên nhân, cái tát của cậu học trò cũng là phép cộng nhiều lý do chứ không cứ phải mỗi ngành giáo dục. Giáo dục phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Một đứa trẻ lớn lên trước hết thụ hưởng sự giáo dục của gia đình, sau đó mới đến nhà trường và xã hội. Cả ba thành tố đó phải có sự kết hợp chặt chẽ. Khi một đứa trẻ có hành vi không đúng, trước hết chúng ta phải xem gia đình đang dạy dỗ các cháu thế nào? Bố mẹ đã thành bạn của con khi ở nhà chưa hay chỉ ra lệnh, quát mắng, "mày tao", bàn cả việc chạy trường, chạy điểm xơi xơi trước mặt con? Sở thích của con cái là thuận theo tự thân hay bị áp đặt, bị đầu độc bởi toan tính thực dụng của bố mẹ? Hành vi lời ăn, tiếng nói, tâm tư của con cái có được gia đình lắng nghe? Những manh nha về thói quen, sở thích, đòi hỏi có được bố mẹ chăm chú dõi theo để uốn nắn? Bố mẹ có nhận ra con mình đang muốn thành " thủ lĩnh" hoặc đang bị yếm thế, thua thiệt, cô đơn...để kịp đồng hành chia sẻ?  Việc đổ lỗi cho sự lệch lạc trong hành vi, nhân cách của trẻ cho nhà trường, cho ngành giáo dục là không đúng. Không một thầy cô nào, nhà trường nào hay cả ngành giáo dục cổ súy, dạy dỗ học sinh làm điều xấu. Ngoài vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội thì sự phát triển tâm lý, cá tính riêng của mỗi đứa trẻ cũng là vấn đề cần xem xét. Các cháu ở tuổi vị thành niên rất nhạy cảm, dễ tổn thương và dễ bị kích động. Chỉ cần một " cú hích"- kiểu như câu phê bình quá mức của cô giáo, hoặckèm theo đó là thái độ của cả lớp- hoặc theo cô hoặc khích tướng bạn...dễ xô đẩy cậu bé bất tuân kìm chế, bùng lửa " anh hùng" hoặc thù ghét, hoặc cảm thấy bị làm nhục, hoặc muốn chứng minh " cái tôi" vô địch thiên hạ của mình.

Có một số thông tin cho rằng cậu bé trong clip là một trẻ mắc hội chứng tự kỷ nặng và bị rối loạn cảm xúc, không làm chủ được hành vi. Clip này cũng được quay cách đây 1 năm nhưng không hiểu sao nay được đưa lên mạng để tạo nên cái cớ  cho các phần tử chống đối nhà nước từ đó phê phán, lăng mạ nền giáo dục nước nhà, quy chụp đổ lỗi cho sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, mỗi chúng ta khi tiếp nhận bất cứ thông tin nào cũng phải tỉnh táo, kiểm chứng, tránh bị kích động a dua theo số đông, mắc mưu các phần tử chống đối, phản động.

 

                                                                                      V.TH

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét