Hiện tại, khi Đại hội XIII của Đảng đang được chuẩn bị, các đối tượng tiếp tục lập, điều hành nhiều trang mạng xã hội mang màu sắc chính trị để làm nơi đăng tải, chia sẻ những thông tin, luận điệu lệch lạc, xuyên tạc công tác tổ chức Đại hội nói chung, cũng như công tác nhân sự của Đảng ta nói riêng. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các đối tượng phản động, cơ hội chính trị diễn ra một cách quyết liệt, thể hiện ý thức chống đối sâu sắc.
Công tác nhân sự là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đảng
ta luôn xác định công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đặc biệt, thời điểm hiện tại được xác định là
giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện,
trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các
nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà
bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau.
Chính bởi vậy, công tác cán bộ trước thềm Đại hội XIII càng là vấn đề được Đảng
ta ưu tiên hàng đầu.
Để phục vụ công tác cán bộ cho nhiệm kỳ tới, thời gian
qua, Đảng, Nhà nước ta đã điều động một số cán bộ tại địa phương về Trung ương
và ngược lại.
Việc luân chuyển, điều động cán bộ là hoàn toàn bình
thường, phục vụ công tác cán bộ trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, qua lăng
kính của các đối tượng cơ hội chính trị, nó đã bị biến tướng trở thành kết quả
của những “đấu đá quyền lực” giữa các “phe cánh” trước thềm Đại hội. Thậm chí,
có đối tượng còn cho rằng, việc luân chuyển cán bộ như trên chỉ là hành động
“bắt cá leo cây”, không nhằm mục đích rèn luyện cán bộ, mà là “an bài”, thỏa
hiệp giữa các “nhóm lợi ích” trong Đảng.
Lập luận của các đối tượng đưa ra là hoàn toàn vô căn
cứ. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt, hướng lái thông tin theo kiểu “dây cà ra dây
muống”, “lập lờ đánh lận con đen”, những luận điệu này đã tiếp cận, tác động
đến không ít người.
Không chỉ dừng lại ở việc đồn đoán nhân sự trước thềm
Đại hội hay xuyên tạc, quy chụp công tác nhân sự chỉ là kết quả của những màn
“đấu đá nội bộ”, “tranh giành quyền lực”, các thế lực thù địch, chống đối còn
tấn công công tác nhân sự của Đảng bằng cách quy chụp, cho rằng nhân sự của
Đảng ta chỉ là “sự áp đặt từ trên xuống”.
Các đối tượng này vu khống một cách trắng trợn rằng,
trong thể chế chính trị một Đảng lãnh đạo như tại Việt Nam, việc lựa chọn nhân
sự sẽ không bảo đảm dân chủ, không thể lựa chọn được người đủ năng lực và đạo
đức để lãnh đạo đất nước. Ngoài ra, những kẻ này còn tung ra luận điệu rằng, cơ
chế lựa chọn cán bộ tại Việt Nam thiếu minh bạch nên đã tạo ra chỗ trống cho
những “chuyên gia hối lộ” ngồi vào vị trí lãnh đạo.
Bác Hồ từng dạy: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng
nữa…”.
Hơn ai hết, Đảng ta nhận thức rất rõ về vị trí, vai
trò của bản thân mình. Để giữ vững vị trí là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội, Đảng ta không ngừng tự đấu tranh, rèn luyện để ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong đó, vấn đề nhân sự được đặc biệt chú trọng vì cán bộ là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng. Chính bởi vậy, việc lựa chọn nhân sự được Đảng đặc
biệt quan tâm, chỉ đạo tiến hành một cách cẩn trọng, khách quan, bảo đảm dân
chủ để có thể lựa chọn được cán bộ đủ đức, đủ tài tham gia lãnh đạo đất nước.
Những luận điệu tiêu cực về công tác cán bộ mà các đối
tượng rêu rao ở trên là hoàn toàn sai trái, phi thực tế. Thời gian qua, Đảng,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng để điều hành, định
hướng, chỉ đạo về công tác cán bộ, như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018
của Ban Chấp hành Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất
là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và ngang tầm nhiệm vụ; Chỉ
thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp,
tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…
Rõ ràng, công tác nhân sự tại Đại
hội Đảng các cấp không phải là “sự áp đặt từ trên xuống” hay thiếu dân chủ như
những gì các thế lực thù địch, chống đối đang hô hào. Để lựa chọn nhân sự tham
gia cấp ủy, chúng ta phải trải qua một quy trình cân nhắc, đánh giá, lựa chọn
kỹ lưỡng. Đơn cử như việc lựa chọn nhân sự cấp ủy cấp tỉnh giai đoạn 2020 –
2025 phải trải qua 5 bước theo quy định tại Phụ lục số 4, Chỉ thị số 35-CT/TW
ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trong đó, những tiêu chuẩn cơ bản của một cán bộ lãnh
đạo cần có là tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng
chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; có
ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, sức chiến đấu cao; có năng lực, trình độ, đạo
đức.
Công tác nhân sự nói chung và công
tác nhân sự trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 nói riêng đều phải bảo đảm nguyên tắc
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, mà trực
tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, Ban Thường
vụ cấp ủy. Việc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ không hề gây ra sự thiếu minh
bạch trong công tác cán bộ, hay ngăn trở những người có năng lực lãnh đạo tham
gia vào công việc của đất nước như một số đối tượng chống đối đang tung ra.
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ là một vấn đề tất yếu, khách quan để bảo đảm đất
nước phát triển đúng định hướng.
Nếu không có sự lãnh đạo thống nhất về công tác cán bộ
của Đảng, nếu chung ta lơ là, mất cảnh giác khi lựa chọn cán bộ lãnh đạo, đặc
biệt là cán bộ lãnh đạo cấp cao thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tạo kẽ hở
cho những kẻ chống đối có cơ hội chui sâu, leo cao vào tổ chức bộ máy Nhà nước,
hình thành lực lượng đối lập về chính trị ngay trong lòng đất nước.
Quay ngược lại quá khứ, nhìn vào sự sụp đổ của hệ
thống xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô (nơi được coi là hệ thống thành trì của chủ
nghĩa xã hội trên thế giới), có thể thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến
hậu quả này là do công tác cán bộ dẫn đến việc quyền lực của Đảng Cộng sản bị
giao vào những người “nối giáo cho giặc”.
Vì vậy, trong công tác cán bộ,
Đảng, Nhà nước ta luôn luôn tiến hành cẩn trọng, theo một quy trình chặt chẽ,
đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đặt dưới sự
lãnh đạo toàn diện của Đảng. Mục tiêu cao nhất trong công tác cán bộ là lựa
chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối
sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, được tín nhiệm để đủ sức
tiếp nối cha ông lãnh đạo sự nghiệp cách mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét