Trước thềm Đại hội XIII của Đảng có quan điểm cho rằng: "Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng vẫn như cũ, vẫn bảo thủ, thiếu sự đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận những giá trị chung của nhân loại". Đây là một quan điểm hoàn toàn sai trái, cố tình xuyên tạc, phủ nhận những điểm mới, những nội dung mới được bổ sung vào đường lối đổi mới của Đảng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý luận, thực tiễn những năm đổi mới vừa qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Bài viết tập trung nêu những điểm mới nổi bật nhất trong Dự thảo Báo cáo chính trị - báo cáo trung tâm của Đại hội, làm rõ những luận cứ để phê phán quan điểm sai trái trên.
Một là, mới trong việc xác định chủ đề Đại
hội XIII
Các thành tố trong chủ
đề Đại hội XIII có một số điểm mới, đáng chú ý là: (1) Bổ sung xây dựng hệ thống
chính trị vào nội dung xây dựng Đảng thành “tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng
và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh”; (2) nêu khát vọng phát triển đất
nước; (3) xác định mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, mới trong dự
báo tình hình thế giới và khu vực
Về dự báo tình hình
thế giới, so với Đại hội XII, Dự thảo Báo cáo chính trị nêu những dự báo mới: Hòa
bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở
ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục
diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và gay gắt hơn, làm gia tăng rủi ro đối
với môi trường chính trị, an ninh quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp
tục tiến triển nhưng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Luật pháp quốc tế và các
thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn.
Dự thảo Báo cáo chính
trị có những dự báo mới về tình hình trong nước: Sau 35 năm đổi mới,
thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng
được nâng cao, đất nước ta chưa bao giờ có tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín
như ngày nay, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, mới trong việc
nêu hệ quan điểm chỉ đạo
So với các đại hội
trước, Dự thảo Báo cáo chính trị nêu hệ quan điểm chỉ đạo. Đây là một trong những
điểm mới nổi bật. Dự thảo Báo cáo chính trị viết: Tiếp tục thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, trong giai đoạn tới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải
quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn các quan điểm cơ bản sau:
Quan điểm 1 nêu tư tưởng
chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn tới; Quan điểm 2 nêu
tư tưởng chủ đạo về chiến lược tổng thể phát triển đất nước; Quan điểm 3
nêu định hướng tạo động lực phát triển; Quan điểm 4 nêu định hướng huy động,
phát huy mọi nguồn lực; Quan điểm 5 nêu định hướng xây dựng Đảng, hệ thống
chính trị và đội ngũ cán bộ.
Bốn là, mới trong
cách tiếp cận xác định mục tiêu
Mục tiêu tổng
quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; phát huy sức
sáng tạo, ý chí và khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng đổi
mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấu đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta
trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025: Là nước đang phát
triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm
100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại,
thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm
100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Việc xác định mục
tiêu như trên theo cách tiếp cận mới: trình độ phát triển, trình độ công nghiệp
và thu nhập phù hợp với cách tiếp cận của thế giới.
Năm là, mới trong xác
định nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược
Về những nhiệm vụ trọng
tâm
Đại hội XII xác định
6 nhiệm vụ trọng tâm, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII cũng nêu 6
nhiệm vụ trọng tâm. So với Đại hội XII, Dự thảo Báo cáo chính trị có 2 điểm mới:
(1) Về cơ cấu: Đại hội XII dành nhiệm vụ 1 và 2 về xây dựng Đảng, hệ thống
chính trị và đội ngũ cán bộ; Dự thảo trình Đại hội XIII dành nhiệm vụ thứ nhất
về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, thêm nhiệm vụ về tài
nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu; (2) Nội dung từng nhiệm vụ trọng tâm có
những nội dung mới:
(1) Về xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị.
(2) Về phát
triển kinh tế.
(3) Về quốc
phòng, an ninh, đối ngoại.
(4) Về văn
hóa, xã hội.
(5) Về dân chủ
xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc.
(6) Về tài
nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu.
Về các đột phá chiến
lược
Ba đột phá chiến lược
do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định có ý nghĩa, giá trị lâu dài, vẫn
còn nguyên giá trị và sẽ được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
So với Đại hội XII, Dự thảo Báo cáo chính trị bổ sung, nhấn mạnh những nội dung
sau:
(1) Về thể chế.
(2) Về nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
(3) Về hệ thống
kết cấu hạ tầng.
Sự cụ thể hóa ba đột
phá chiến lược của Đại hội XI, XII vào giai đoạn 5 năm 2021-2025 là một điểm mới
của Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng. NQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét