Ba đột phá chiến lược do Ðại hội lần thứ XI, XII của Ðảng xác định có ý nghĩa, giá trị lâu dài, vẫn còn nguyên giá trị và sẽ được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. So với Ðại hội XII, Dự thảo Báo cáo chính trị bổ sung, nhấn mạnh những nội dung sau:
(1) Về thể chế, Dự thảo
Báo cáo chính trị mở rộng phạm vi thành thể chế phát triển, trước hết là thể chế
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung ưu
tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật
pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi,
lành mạnh, công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh theo pháp luật; huy động,
quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai,
tài chính; thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường
kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực.
(2) Về nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Dự thảo Báo cáo chính trị bổ sung ưu
tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực
then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục,
đào tạo; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học -
công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(3) Về hệ thống kết cấu
hạ tầng, Dự thảo Báo cáo chính trị nhấn mạnh yêu cầu xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội theo hai hướng ưu tiên: Một
là, đẩy nhanh phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông,
thích ứng với biến đổi khí hậu. Hai là, chú trọng phát triển hạ tầng thông tin,
viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số,
xây dựng xã hội số. TNm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét