Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Chống tham những vấn đề có tinh quy luật của mọi hình thức, kiểu nhà nước?

 

Hiện nay, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng, Nhà nước ta tiến hành đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên trước thềm Đại hội XIII của Đảng các thế lực chống phá đã đẩy mạnh việc tuyên truyền xuyên tạc thành tựu đó của Đảng, Nhà nước ta. Chúng rêu rao rằng vấn đề chống tham nhũng ở Việt Nam là “đấu đá” hay “thanh trừng nội bộ” mà chúng cố tình bỏ qua và quên rằng chống tham nhũng là vấn đề có tính quy luật trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức, kiểu nhà nước.

Tham nhũng, tiêu cực, lãng phí không phải bây giờ mới có, mà đây là căn bệnh xấu đã có từ lâu đời xã hội loài người từ khi xuất hiện Nhà nước đến nay, “căn bệnh” này luôn đe dọa đến sự tồn vong của mọi chế độ cầm quyền. Thực tế đã chứng minh, ở đâu có quyền lực, ở đó có tham nhũng. Chống tham nhũng trong bất cứ thời đại nào cũng là để giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chế độ.

Ở Việt Nam ngay từ thời kỳ chế độ phong kiến đã có những luật lệ chống tham nhũng hết sức chặt chẽ để chống lại những biểu hiện của tham nhũng, mà dân ta đã khái quát rất hay như "một người làm quan, cả họ được nhờ" "con vua thì lại làm vua, con sãi nhà chùa thì quét lá đa", "nén bạc đâm toạc tờ giấy"... Triều Lý (1009 - 1225) coi "tội tham nhũng phải xử phạt rất nặng và nghiêm khắc", ban hành bộ luật hình sự với tên gọi "Hình Thư". Năm 1042 Vua Lý Thái Tông ban Chiếu" những người thu quá thuế quy định sẽ bị ghép vào tội ăn trộm; người dân tố cáo việc đó được miễn dịch 3 năm; người ở kinh thành mà cáo giác sẽ được nhận thưởng bằng hiện vật thu được". Luật còn quy định "Ai ở kho lụa nhận riêng 1 thước bị phạt 100 trượng (roi). Nhận 1 tấm lụa trở lên bị phạt trượng và kèm 10 năm khổ sai".

Thời Vua Lê Thánh Tông, một vị vua được đánh giá là rất anh minh, đã cho ban hành luật Hồng Đức trong điều 138 Luật Hồng Đức quy định: "Quan lại tham ô từ 1 đến 9 quan tiền thì bị cách chức; từ 10 đến 19 quan tiền bị đánh trượng, đi đầy; từ 20 quan trở lên bị chém". Vua còn ban Sắc Dụ "Những ai mượn cớ để vòi vĩnh để được biếu xén, đi lại chè chén, cấu kết bạn với người đảm trách pháp luật đều phải bắt giam, xét tội. Khi đã tham ô, việc định tội không phân biệt, hay căn cứ giầu, nghèo, chức trọng hay hèn kém". Luật còn quy định "Quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản, không đưa quan lại về quê hương, bản quán trị nhiệm, không được tậu đất, nhà tại nơi cai quản".

Triều Nguyễn có Luật Gia Long (ban hành năm 1815) có 79 điều quy định về tội liên quan tới tham nhũng. Trong đó có điều 31, quy định "Quan lại nhận hối lộ, phải chịu hình phạt thấp nhất 70 trượng, cao nhất là treo cổ". Dưới thời Minh Mạng, năm 1821, phó thống đốc trấn Gia Định là Huỳnh Công Lý (là cha vợ vua Minh Mạng) bị xử tử vì tội tham ô 30.000 quan tiền.

Như vậy ngay từ thời kỳ chế độ phong kiến lạc hậu vấn đề phòng chống, tham nhũng đã được quy định hết sức chặt chẽ, cụ thể trong luật pháp. Đến khi Đảng ta ra đời, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, phòng chống tham nhũng, lãng phí là một trong những quan tâm hàng đầu trong cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1945 cho tới khi Người qua đời. Người cổ vũ nhân dân giám sát công việc của Đảng, Chính phủ, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, nhằm xây dựng Đảng, Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh. Do vậy, sự nghiệp đấu tranh chống tham nhũng mà Đảng ta đang tiến hành hiện nay, đó là quy luật tất yếu bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của Đảng, Nhà nước cũng như vì sự phồn vinh và thịnh vượng của dân tộc ở hiện tại và những năm tiếp theo, để đất nước có thể “sánh vai với các cường quốc Năm Châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét