Sau 1 năm xảy ra vụ án tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã tiến hành xét xử và tuyên án phạt 29 bị cáo các tội danh “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” quy định tại Điều 123 và Điều 330, Bộ luật Hình sự năm 2015. Bản án sơ thẩm nhận định, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, bất chấp pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước, ngang nhiên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước và chính quyền địa phương, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác, nhất là những người thi hành công vụ. Vụ án đã gây nên sự phẫn nộ, bất bình trong quần chúng nhân dân, do đó phải có mức án nghiêm khắc với các bị cáo mới có tác dụng cải tạo, giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.
Quá trình
điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan chức năng tiến hành khẩn trương, thận
trọng, khách quan, công tâm, đúng quy định pháp luật. Hành vi phạm tội của các
bị cáo đã được làm rõ công khai tại tòa. Mức hình phạt được tuyên đúng người,
đúng tội, thể hiện sự nghiêm minh và tính chất khoan hồng của pháp luật Việt
Nam. Không chỉ dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ phiên tòa và bản án đã tuyên mà
chính các bị cáo cũng “tâm phục, khẩu phục”, thừa nhận hành vi phạm tội, tỏ rõ
sự ăn năn hối lỗi của mình...
Ấy vậy mà
nhiều tổ chức, cá nhân phản động, cơ hội chính trị và báo chí nước ngoài thiếu
thiện chí với Việt Nam vẫn thông tin xuyên tạc bản chất vụ án và đưa ra yêu
sách phi lý. Điển hình là HRW (Tổ chức theo dõi nhân quyền) cho rằng: “Có mối
quan ngại lớn liên quan đến thủ tục tố tụng và quyền có một phiên tòa công bằng
với 29 dân làng bị truy tố về vụ Đồng Tâm”, “Chính quyền muốn trừng phạt các bị
cáo bằng bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước
trong tương lai”, “Việt Nam hãy cho các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả
giới ngoại giao, báo chí và NGO theo dõi phiên tòa”. Các tờ báo BBC, RFA, RFI
và RSF (Tổ chức phóng viên không biên giới) cũng đưa nhiều thông tin sai lệch,
suy diễn vô căn cứ vụ án ở Đồng Tâm. Trên internet và mạng xã hội, các đối
tượng chống đối đăng tải, chia sẻ sai sự thật về tính công bằng, khách quan,
minh bạch của hệ thống tư pháp nước ta, đội lốt “nhân quyền, dân chủ”, viết
“thư ngỏ”, “kiến nghị”, kêu gọi các tổ chức quốc tế vào cuộc theo dõi, giám sát
vụ án ở Đồng Tâm.
Những luận
điệu trên là mưu đồ của thế lực thù địch, lợi dụng những vấn đề phức tạp, nhạy
cảm để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá
Việt Nam. Nhìn tổng thể thì vụ việc ở Đồng Tâm đã diễn ra từ lâu. Lợi dụng mâu
thuẫn tranh chấp đất đai và sự manh động, coi thường pháp luật của những kẻ
trong cái gọi là “Tổ đồng thuận” ở Đồng Tâm, các thế lực thù địch vu cáo “Nhà
nước cướp đất của dân”, tài trợ vật chất, kích động người dân chống đối chính
quyền. Chúng tuyên truyền khuyếch trương thanh thế “Tổ đồng thuận” nhằm tạo
“điểm nóng” gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thừa cơ
“đục nước béo cò”.
Khi các cơ
quan chức năng của ta tiến hành bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử những kẻ vi
phạm pháp luật nghiêm trọng ở Đồng Tâm thì cũng có nghĩa là mưu đồ tạo “điểm
nóng” của các thế lực thù địch không đạt được. Chúng chĩa mũi nhọn công kích
sang phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo, cố tình tuyên truyền xuyên tạc bản
chất, “bẻ lái”, “chính trị hóa” vụ án hình sự. Không chỉ vụ Đồng Tâm mà nhiều
vụ án hình sự trước đây chúng cũng đã sử dụng chiêu bài này để tuyên truyền
chống phá. Những kẻ phạm tội hình sự được chúng “đơm đặt” thành “nạn nhân” của
chính quyền, “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”, rồi vu cáo Nhà nước ta
đàn áp người dân, bắt bớ “người bất đồng chính kiến”, vi phạm “dân chủ, nhân
quyền”… Từ xuyên tạc bản chất vụ án, tính khách quan, công bằng của luật pháp
Việt Nam, chúng bôi nhọ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan
tư pháp, rồi đổ do “lỗi hệ thống”, do chế độ “độc đảng toàn trị” gây ra…
Cùng với
“chính trị hóa”, các thế lực thù địch còn âm mưu “quốc tế hóa” vụ án ở Đồng
Tâm. Lấy danh nghĩa “đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền”, “vì sự công bằng của
luật pháp”, chúng xâu chuỗi vụ Đồng Tâm với một vài vụ án cá biệt rồi quy kết
hệ thống pháp luật Việt Nam có “vấn đề”, “thiếu minh bạch, dân chủ”, phủ nhận
thành quả cải cách tư pháp ở nước ta, yêu cầu Việt Nam thực hiện “tam quyền
phân lập” theo mô hình phương Tây để chống oan sai… Trắng trợn và nham hiểm
hơn, chúng kêu gọi các tổ chức quốc tế vào cuộc, theo dõi, giám sát vụ Đồng Tâm
mà bản chất chính là lôi kéo sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của
Việt Nam - một quốc gia có chủ quyền, hòng gây sức ép chuyển hóa chế độ ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét