Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lên án mạnh mẽ tệ tham nhũng, quyết tâm đấu tranh phòng ngừa và chặn đứng, đẩy lùi tham nhũng. Tình hình tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trở thành đề tài thường xuyên trong các báo cáo chỉ đạo định kỳ của Chính phủ, của các cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Đồng thời, nó cũng là những câu chuyện thường ngày phản ánh sự bất bình, bức xúc của mỗi người dân cả ở thành thị lẫn nông thôn, không phân biệt vùng, miền nào.
Để có điều kiện khiến cho người ta không cần tham nhũng thì phải làm cho
Nhà nước giàu mạnh, có thể đáp ứng, thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh
thần cho mọi người dân. Muốn vậy, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội, phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến, xây dựng nền sản xuất có
năng suất, chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đó là cả
một quá trình lâu dài, cần phải mất nhiều thời gian, không thể có trong một
sớm, một chiều.
Để người ta không thể (hoặc rất khó) tham nhũng thì bộ máy tổ chức,
quản lý của Đảng, Nhà nước phải rất khoa học, bao gồm cả cơ chế, cả con người
và hệ thống luật pháp chặt chẽ không có kẽ hở để tham nhũng không thể luồn lọt.
Đồng thời, đời sống dân chủ trong xã hội phải được nâng cao, mọi hành vi tham
nhũng đều không lọt nổi con mắt làm chủ của nhân dân. Để đạt được điều đó,
Đảng, Nhà nước và nhân dân phải có sự đổi mới và cố gắng rất lớn trong công
cuộc đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân...
Để người ta không muốn tham nhũng thì, hoặc là, phải có một quá trình
với thời gian lâu dài để tạo đủ điều kiện thỏa mãn về vật chất và tinh thần cho
mọi người dân khiến họ không cần phải tham nhũng như đã phân tích ở trên; hoặc
là, xã hội phải tạo ra nếp sống không có tham nhũng, coi tham nhũng là xấu xa,
tội lỗi, bất cứ ai tham nhũng cũng đều bị lên án, trừng trị... để gây áp lực
tâm lý làm cho người ta không muốn và không dám tham nhũng.
Để người ta không dám tham nhũng thì, thứ
nhất, phải xây dựng được một xã hội đạo đức, thực sự dân chủ, phát huy
được tinh thần làm chủ của nhân dân, có thể tố giác và ngăn chặn được mọi hành
vi tham nhũng, dù chúng có được che đậy tinh vi đến mấy. Thứ hai, một khi kẻ tham nhũng
đã bị tố giác và có những bằng chứng không thể chối cãi thì Nhà nước phải xử lý
nghiêm, xử lý nặng, buộc đương sự phải bồi thường thiệt hại, đồng thời tạo được
làn sóng phê phán, lên án họ trong từng cộng đồng, trong toàn xã hội.
Như vậy, xét một cách tổng thể hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội của
nước ta hiện nay, có thể nói, chúng ta chưa đủ sức để triển khai đồng loạt các
biện pháp nhằm đưa lại cho mọi người đủ cả 4 điều kiện để không cần tham nhũng,
không thể (hoặc khó) tham nhũng, không muốn tham nhũng và không dám tham nhũng.
Tuy nhiên, về mặt nhận thức, vẫn phải khẳng định
việc tạo đủ 4 điều kiện trên là phương hướng đúng đắn để diệt trừ tận gốc tham
nhũng, dù đó là một quá trình lâu dài và đầy gian khổ. Vậy, chúng ta
phải làm gì để có thể “hạ nhiệt được cơn sốt” tham nhũng đang ở vào giai đoạn
nguy kịch như hiện nay? Theo tôi, chúng
ta cần phải thực hiện ngay những biện pháp cần thiết nhằm thoả mãn 2 điều
kiện để người ta không muốn tham
nhũng và không dám tham nhũng. Trước mắt, chúng
ta phải chọn được khâu đột phá và tập trung tác động vào đó tạo động lực cho
việc hoàn thành cả hệ thống các biện pháp.
Như đã phân tích ở trên, để thỏa mãn 2 điều kiện khiến cho người ta không muốn
tham nhũng và không dám tham nhũng, nếu chờ đợi đến khi
nền sản xuất phát triển có khả năng thoả mãn được nhu cầu vật chất và tinh thần
của mọi người và Nhà nước pháp quyền XHCN được xây dựng hoàn thiện, có hệ thống
luật pháp chặt chẽ, hoàn chỉnh không còn kẽ hở cho tham nhũng tồn tại thì sẽ
quá lâu. Do vậy, trước mắt chúng ta có thể ưu tiên sử dụng ba biện pháp phù hợp
hơn cả là: 1- Phát động xây dựng một nếp sống đạo
đức xã hội “đói cho sạch, rách
cho thơm”, tẩy chay tham nhũng, coi tham nhũng
là trộm cắp, là nhục nhã và hèn hạ; 2- Trên cơ sở những thành tựu thu được của
việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng trong xã hội một nếp sống dân
chủ, khuyến khích mọi người nói lên sự thật, có cơ chế bảo vệ những người dũng
cảm tố cáo, phát hiện bọn tham nhũng; 3- Khi đã phát hiện được tham nhũng, cần
phải trừng phạt nghiêm; đặc biệt với những kẻ tham nhũng là cán bộ, đảng viên. Muốn
thực hiện được khâu đột phá này, theo tôi, cần tập trung vào hai nhiệm vụ chính
sau đây.
Thứ nhất, phải tăng cường chỉnh đốn Đảng, giáo dục cho đảng viên “có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương,
kỷ luật. Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng,
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác”. Dù những hành động
tham nhũng này có được biện bạch thế nào chăng nữa thì cũng là vô đạo, phi nhân
tính, bất nghĩa mà người đảng viên không được phép làm. Do vậy, mấu chốt là ở
chỗ, chúng ta cần tăng cường chỉnh đốn Đảng, đổi mới công tác đảng, kiên quyết đưa ra khỏi hàng ngũ của
Đảng những đảng viên mắc vào tham nhũng, dù đó là đảng viên thường, hay đảng
viên có chức, có quyền ở bất cứ cương vị nào. Chúng ta phải làm
mạnh, mạnh từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra ngoài Đảng.
Đối với người đảng viên - cán bộ, chúng ta phải làm cho họ nâng cao tính
tiên phong, gương mẫu, biết “lo trước thiên hạ”, nhận khó khăn về mình và biết
nhường nhịn, “hưởng sau thiên hạ”. Làm như thế là đúng với lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: muốn có chủ nghĩa
xã hội, trước hết phải có con người XHCN. Người đảng viên phải nêu gương
trước để trở thành con người XHCN có nếp sống trong sáng. Điều này không phải
là hô hào, duy ý chí hoặc thần thánh hóa người đảng viên.
Thứ hai, khi đã phát hiện tham nhũng thì phải xử
phạt nghiêm minh với mọi đối tượng và có hình thức tăng nặng đối với đảng viên
- cán bộ. Hiện nay, thiết tưởng, cùng
tội trạng như nhau, những đối tượng là đảng viên - cán bộ phải bị xử phạt nặng
hơn dân thường; người ở ngôi vị càng cao, càng phải xử nặng. Bởi lẽ,
“thượng bất chính, hạ tắc loạn”; nếu không thì quần chúng nhân dân sẽ không
phục.
Đối với toàn xã hội, cần đẩy mạnh thực
hành dân chủ để mọi người dân có điều kiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau, giám
sát công việc của các tổ chức, cơ quan mà kịp thời ngăn chặn, phát hiện những
hành động tham nhũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét