Một trong những âm mưu, thủ đoạn chống phá nền tảng tư tưởng
của Đảng của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn đó là phủ định, phản bác
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Điển hình là bài viết chống phá được
đăng tải trên facebook “Chân Trời Mới Media” của Đỗ Ngà.
Thủ đoạn của Đỗ Ngà đó là xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, hình
tượng lãnh tụ, cụ thể ở bài viết này là lãnh tụ Lênin. Bằng thủ đoạn trích dẫn cắt
xén tác giả này viết: “Lênin thấy rằng tự do ngôn luận và sự tồn tại một đảng
đối lập vẫn còn trên đất nước Nga nên từ đó đã mang sự thật tới cho những người
công nông. Kết quả là năm 1921, Lênin cho cấm quyền tự do ngôn luận và tiêu
diệt toàn bộ các đảng phái đối lập và chỉ để duy nhất một mình đảng Bolshevik
cầm quyền.” Đây là thủ đoạn cắt xén lịch sử, cung cấp không đầy đủ thông tin
khiến cho người đọc không có cái nhìn tổng thể, từ đó nhìn nhận sự việc thiếu
khách quan, thiếu thiện cảm về Lênin và các đồng chí của ông về đường lối và
các biện pháp cần thiết lúc đó. Cần phải hiểu rằng để đánh giá hay nhận xét một
sự việc, một vấn đề nào đó chúng ta cần đặt nó vào trong bối cảnh, hoàn cảnh
lịch sử cụ thể của nó để có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn. Thực tế thì sau
Cách mạng tháng Mười năm 1917, tình hình nước Nga diễn biến theo chiều hướng
xấu, các đảng đối lập (gồm một số phái xã hội chủ nghĩa) tích cực tìm cách lật
đổ chính phủ Bolshevik. Lênin và các đồng chí của ông buộc phải phản ứng lại
bằng cách ngăn chặn các hoạt động của họ và bắt một số thành viên các đảng đối
lập có kế hoạch tổ chức nổi loạn. Không lâu sau đó, tất cả các đảng phái chính
trị đối lập với chính quyền Bolshevik đều bị cấm hoạt động. Cũng cần nhớ
rằng hoàn cảnh dẫn tới những phản ứng quyết liệt của người Bolshevik vì họ phải
cố gắng ổn định một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến tranh thế
giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn quân chủ chuyên chế, một lực
lượng đối lập sẵn sàng lật đổ chính quyền Bolshevik, cách mạng đòi hỏi một bộ
máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc
đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực hành chính
vào tay một nhà nước của công nhân.
Tiếp theo tác giả này viết
tiếp: “Tuy cấm tự do ngôn luận, cấm đảng đối lập, cấm những nhà đại tư sản (vì
nó đi ngược với lý thuyết CS), tuy nhiên Lênin vẫn không cấm kinh tế tư nhân
quy mô nhỏ”. Thực tế thì từ năm 1918 Lênin đã nhận lấy một đất nước bao la, gần
như kiệt quệ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với một nền công nghiệp
suy thoái và tình trạng vô chính phủ, chiến tranh hỗn loạn lan tràn khắp nơi,
14 nước ngoại quốc cũng tranh thủ đem quân đánh chiếm nhiều nơi tại Nga nhằm
bóp chết nhà nước Xô viết non trẻ. Để cải thiện tình hình, năm 1921 Lênin đã
thay thế chính sách Cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế
mới (NEP) trong một nỗ lực thắng lợi nhằm tái xây dựng công
nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp, đề ra chính sách đưa điện khí hóa
đến các vùng khó khăn cho công nhân và nông dân, cải cách nền giáo dục, xóa nạn
mù chữ, xóa bỏ một số loại thuế đối với người lao động. Kết quả, đời sống
nhân dân cải thiện rõ rệt, chính trị ổn định, trong thời gian Đảng Bolshevik
lãnh đạo từ 1917-1921, Liên bang Xô viết
trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới. Dù thời gian lãnh đạo của Lênin
chỉ có 6 năm (ông mất năm 1924), nhưng Lênin đã kịp phục hồi nền kinh tế, làm
nền tảng cho việc Liên Xô vươn lên trở thành siêu
cường trong 20 năm sau đó.
Không dừng tại đây tác giả
này viết tiếp “Năm 1924, Lênin bị bệnh giang mai chết”. Đây là sự quy chụp, bôi
nhọ một cách trắng trợ thô bạo sau khi Lênin mất. Thể hiện thủ đoạn đê hèn, xét
lại lịch sử nhằm hạ bệ uy tín, bôi nhọ danh dự của một lãnh tụ cộng sản chân
chính. Thực tế thì sức khỏe Lênin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những căng
thẳng trong cuộc cách mạng và nội chiến. Vụ ám sát ông năm 1918 càng
làm tình trạng thêm tồi tệ. Viên đạn vẫn nằm trong cổ ông, quá gần xương sống
để có thể lấy ra trong tình trạng kỹ thuật y tế thời ấy. Tháng 5 năm 1922, Lênin
bị đột quỵ lần đầu tiên và bị tê liệt nửa người bên phải. Tháng 12 cùng năm bị
đột quỵ lần thứ hai. Tháng 3 năm 1923, ông bị đột quỵ lần thứ ba và phải nằm ngồi
xe lăn trong cả phần đời còn lại, thậm chí không thể nói được. Cho đến lúc qua
đời khi chưa đến 54 tuổi, trong người Lênin vẫn còn hai viên đạn là hậu quả của
các vụ ám sát nhắm vào ông. Mặt khác vào năm 2001, Viện sĩ Yury
Lopukhin đã phân tích chi tiết báo cáo khám nghiệm thi hài Lênin và kết
quả là những triệu chứng giang mai điển hình (củ giang mai gây biến dạng
khuôn mặt, các khối u đặc trưng cho bệnh giang mai não) đã không được tìm thấy.
Não của Lênin, vẫn đang được bảo quản tại Viện Não quốc gia, đã được nghiên cứu
nhiều lần, bao gồm cả những nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng. Tất cả họ đều
xác nhận không có dấu hiệu tổn thương do giang mai. Như vậy có thể khẳng định
mọi lý lẽ, mọi lập luận của Đỗ Ngà là phiến diện, chủ quan, xảo trá mang tính
chất xét lại, xuyên tạc lịch sử hòng mưu đồ hạ thấp bôi nhọ uy tín danh dự của
một lãnh tụ cộng sản chân chính, từ đó phủ nhận mọi công lao thành quả mà Lênin
và các đồng chí của ông đã gây dựng. Chưa dừng lại ở đây, tác giả này còn lập
luận: “Không có Lênin sao có Bác Hồ? Không có Lênin thì làm sao CS có được cuộc
sống giàu có và đầy quyền lực như ngày nay? Lênin, kẻ đã gieo rắc thảm họa cho
nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam. Ý thức hệ CS, một di sản vô cùng độc
hại hiện nó đang bám rễ rất sâu vào dân tộc này, không biết đến bao giờ dân tộc
này mới nhổ được nó?!”. Lúc này bản chất con buôn chính trị của Đỗ Ngà đã lộ
rõ. Với quan điểm sai trái, thù địch nhằm phủ nhận giá trị học thuyết
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả này cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “nhập
khẩu” Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam nên đã “gieo rắc thảm hỏa cho nhân loại,
trong đó có dân tộc Việt Nam”. Đây là luận điệu vu khống, áp đặt một cách trơ
trẽn lố bịch, phủ nhận sạch trơn mọi công lao thành quả mà cách mạng Việt Nam
đã đạt được trong hơn 90 năm qua. Thực tế là, dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của
Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhân dân ta đã liên tiếp giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Và thực tế là, hiện nay đất nước ta đang phát triển toàn diện. Kinh
tế phát triển, chính trị ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Tính
ưu việt của chế độ được tỏa sáng đặc biệt trong những lúc nhân dân ta gặp khó
khăn do thiên tai, dịch bệnh. Vậy thử hỏi tác giả “thảm họa” chỗ nào “độc hại”
chỗ nào?? Vì vậy, một lần nữa chúng ta phải khẳng định: Kiên định chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với
thực tiễn Việt Nam, kiên định con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân
ta đã lựa chọn./.
HẬU PHU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét