Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Có phải chỉ có ở các nước tư bản nạn tham nhũng mới được dẹp bỏ?

 

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin không chính thống có rất nhiều quan điểm sai lệch khi đề cập tới công tác phòng chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành trong thời gian qua. Một trong các quan điểm sai trái đó là: chúng rêu rao rằng chỉ có các nước tư bản mới dẹp bỏ được tham nhũng.

Như chúng ta đã biết, tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng với sự hình thành, phát triển của Nhà nước, nó là biểu hiện của sự tha hoá của một bộ phận các quan chức được giao cho các quyền về chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Như vậy tham nhũng xuất hiện và tồn tại ở tất cả các hình thức, các kiểu nhà nước đã từng tồn tại và đang tồn tại trong lịch sử nhân loại. Tất cả các hình thức, các kiểu Nhà nước muốn tồn tại và phát triển đều phải đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng. Đó là lý do mà vì sao ở tất cả các quốc gia đều có luật phòng chống tham nhũng, hoặc những bộ luật mang mục đích như vậy.

Vậy ở các nước tư bản đã dẹp được hết nạn tham nhũng chưa? Có đúng như luận điệu mà chúng đang rêu rao không? mặc dù ở các nước tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển cao luật pháp chống tham nhũng được quy định rất chặt chẽ. Chúng ta sẽ điểm qua một vài sự kiện lịch sử để xem tư bản sẽ thấy được sự thật?

Vụ Watergate - Vụ bê bối về quyền lực chính trị để trục lợi từ 1972 - 1974 của Tổng thống Mỹ Richard Nixơn. Trước nguy cơ bị Quốc hội phế truất ngày 9/8/1974 Tổng thống Mỹ Richard Nixơn buộc phải từ chức, đây là Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ phải từ chức khi đang là Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.

Cựu Thống đốc bang Illinois, Mỹ George Ryan 73 tuổi bị tù 6 năm (từ 11-2007) vì tội tham nhũng huy động tiền hối lộ cho cuộc vận động tranh cử.

Bernard Kerit nguyên chỉ huy trưởng cảnh sát New York, người năm 2004 đã được Tổng thống Mỹ Geory W.Bush đề cử làm bộ trưởng Bộ an ninh nội địa Mỹ, nhưng do buộc tội tham nhũng trốn thuế và nhận tiền hối lộ nên đã không được nhận chức Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa.

Thượng nghị sỹ thuộc Đảng dân chủ của tiểu bang California (Mỹ) có tên Ron Calderon xuất thân từ gia đình chính trị có tiếng tăm tại vùng ngoại ô Los Angeles đáng lẽ phải lĩnh án 400 năm tù vì tội "làm luật" để nhận hối lộ, nhưng lại "rút êm" sau một loạt vụ bê bối ... Chính vì vậy mà thế giới đã xếp Hoa Kỳ là nước có "công nghệ vận động hành lang - Lobby" để tranh giành quyền lực chính trị, kinh tế hàng đầu thế giới.

Cựu Tổng thống Philippines Joseph Estrad, Tổng thống Phi Lippines từ 1998 - 2001 phạm tội tham nhũng phải ngồi tù chung thân.

Tổng thống Nicaragua Arnoldo Aleman từ 1997 - 2002, ngay sau khi rời nhiệm sở năm 2002, vị Tổng thống đời thứ 81 của nước này bị bắt buộc tội tham nhũng liên quan đến 100 triệu USD trong các qũy của nhà nước thông qua các công ty vỏ bọc và tài khoản đầu tư giả ở Panama và Hoa Kỳ.

Thủ tướng Ucraina (1996 - 1997) Pavlo Lazarenko đã biển thủ 200 triệu USD từ ngân sách nhà nước (tương đương nửa triệu USD/ngày trong thời gian làm Tổng thống) phải bỏ trốn sang Hoa Kỳ13.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun - hye bị Quốc hội Hàn Quốc phế truất chức Tổng thống vào tháng 12-2016 do Bà Park Geun – hye bị buộc tội tham nhũng dính líu đến vụ bê bối chính trị dùng quan hệ cá nhân để tăng ảnh hưởng và trục lợi tài chính.

Khi xem xét thực tiễn trên chúng ta thấy, ở các nước tư bản ngay cả một số nước tư bản phát triển nhất thì một số người đứng đầu quốc gia, có quyền lực cao nhất đó là Tổng thống, Thủ tướng vẫn thực hiện hành vi tha nhũng và như vậy luận điểm "chỉ có ở các nước tư bản thì nạn tham nhũng mới được dẹp bỏ" đã trở nên vô giá trị ngay trên chính thực tiễn của nó.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét