Văn
Trọng
Vấn đề đổi mới kinh tế ở Việt Nam luôn bị các thế lực cơ hội, thù địch quan tâm, chống phá. Bởi đây là vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự ổn định và phát triển đất nước, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn.
Mục tiêu sâu xa của chúng là phủ nhận thành quả cách mạng của đất nước,
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; thông qua việc chống phá, gây mất ổn định,
mất lòng tin, làm cho kinh tế không phát triển; chính trị, xã hội tất yếu dẫn tới
rối loạn, khủng hoảng và sụp đổ. Chúng tấn công thẳng vào những vấn đề mang
tính ý thức hệ, như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Chúng phủ định
quy luật này, “lớn tiếng” rằng, các nước tư bản chủ nghĩa không thừa nhận
quy luật này nhưng vẫn phát triển, hay quy luật này chỉ đúng thời của
Mác-Lênin, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển; ngày nay người lao động gắn
bó với tư bản, có cổ phần trong các doanh nghiệp tư bản, không bị bóc lột như
trước đây, được quan tâm nhiều đến lợi ích, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều điều
chỉnh, do đó không còn mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp
tư sản. Từ đó, chúng cho rằng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lỗi thời.
Về các thành phần kinh tế, chúng nhấn mạnh rằng,
cho dù đến nay, chế độ cộng sản đã có những đổi mới về kinh tế, các thành phần
kinh tế, nhưng không căn bản, không thực chất, do vẫn giữ kinh tế nhà nước có vị
trí chủ đạo. Lập luận của chúng là các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp
luật, nhưng trên thực tế, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn bị phân
biệt đối xử, không công bằng trong môi trường kinh doanh, trong tiếp cận nguồn
lực. Cơ chế phân chia lợi ích chưa rõ ràng ngay trong doanh nghiệp nhà nước,
trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp đối với xã hội của các thành phần kinh tế.
Tuy coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất, nhưng kinh tế tư nhân
vẫn bị phân biệt đối xử, chưa minh bạch trong chính sách, vẫn còn tình trạng “vỗ
béo để thịt”, bị sách nhiễu, kiểm tra, vòi vĩnh vô lý. Chúng lập luận rằng, việc
chấp nhận kinh tế thị trường đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn
khiên cưỡng, nửa vời. Đã chấp nhận kinh tế thị trường, tuân thủ theo quy luật
thị trường lại còn “ định hướng xã hội chủ nghĩa”, trên thực tế chưa rõ về mô
hình, hoặc chỉ danh nghĩa, thực chất đã chuyển sang theo mô hình chủ nghĩa tư bản.
Một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhìn chung đó
là sự mâu thuẫn.
Cần phải thấy rõ rằng, sự chống phá của các thế lực
cơ hội, thù địch là cuộc đấu tranh ý thức hệ, diễn ra lâu dài, với nhiều phương
thức, thủ đoạn thâm độc. Cho dù trong thực tiễn, chúng ta làm tốt, chúng vẫn
điên cuồng chống phá và không ngừng xuyên tạc. Biện pháp phản bác hữu hiệu nhất
là nỗ lực góp phần xây dựng đất nước ổn định, kinh tế phát triển, đời sống người
dân không ngừng được nâng lên. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường,
vị thế quốc gia ngày càng tăng trên trường quốc tế. Nhìn lại thực tiễn lịch sử
nước ta, những thành tựu đất nước đã đạt được trong những năm qua, càng khẳng định
tính đúng đắn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mô hình phát triển
đất nước do Đảng, nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn. Thực tiễn thành tựu qua hơn
30 năm đổi mới là minh chứng rõ nhất cho sự thất bại của các luận điệu xuyên tạc
của kẻ thù.
Qua hơn 30 năm đổi mới; kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã định hình rõ nét và vận hành có hiệu quả với sự hình
thành tương đối đồng bộ các loại thị trường, các yếu tố thị trường, sự đan xen
các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh
doanh, trong đó kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể có những chuyển biến mới,
kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh. Trong thực
tiễn xuất hiện những mô hình liên kết, đối tác giũa các hình thức sở hữu,
các doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ gia
đình, đối tác công - tư...; kinh tế hỗn hợp bước đầu hình thành. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển theo hướng ngày càng đầy đủ hơn,
từng bước hiện đại hóa và có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào mạng
sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Quan hệ nhà nước - thị trường - xã hội, giữa
tuân theo các qui luật thị trường với đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa được
nhận thức và bước đầu giải quyết. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được đẩy
mạnh, nổi bật là triển khai tích cực đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng
nâng cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại. Cơ cấu
lại tổng thể nền kinh tế, cơ cấu lại các ngành kinh tế, cơ cấu các doanh nghiệp
trên cơ sở thực hiện các đột phá chiến lược, nhờ vậy, năng xuất lao động, chất
lượng phát triển, giá trị tăng thêm và khả năng cạnh tranh được cải thiện. Một
số lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất
lượng cao... phát triển, tạo diện mạo mới của kinh tế đất nước. Trong bối cảnh
có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô giữ được ổn định, tốc độ tăng trưởng
được duy trì ở mức cao, tiềm lực kinh tế đất nước được nâng lên, tạo tiền đề
cho những bước phát triển tiếp theo.
Từ thực tiễn thành tựu trong thực hiện đường lối
đổi mới kinh tế của Đảng tác động đến sự phát triển của đất nước cho thấy, những
kết quả đạt được trong phát triển của đất nước là cơ bản, to lớn và có ý nghĩa
lịch sử, càng khẳng định con đường, mô hình phát triển và những đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị của Việt Nam là đúng hướng; những hạn chế, thiếu sót khuyết
điểm không làm thay đổi bản chất, tính đúng đắn, ưu việt của chế độ chính trị,
nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét