Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Bối cảnh ra đời và ý nghĩa Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, nhằm kêu gọi, động viên toàn thể dân tộc ta phát huy mọi khả năng, cống hiến to lớn cho cách mạng, ngày 27/3/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Để triển khai chỉ thị này, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, kêu gọi toàn dân tộc tích cực thi đua “làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công”.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nền tảng, động lực lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể, ban, ngành trong xã hội tích cực phấn đấu, thi đua hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; có tác dụng hiệu triệu, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng, góp phần quan trọng làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Đó là những quan điểm chỉ đạo, định hướng phong trào thi đua yêu nước của Đảng và Nhà nước ta trong gần 70 năm qua; là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách về thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, vai trò của thi đua yêu nước càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Thi đua yêu nước khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, mỗi tập thể, trở thành động lực thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Thi đua yêu nước thúc đẩy năng lực sáng tạo của mỗi người; góp phần phát triển tư duy, nâng cao nhận thức, tạo nên những động lực mới cho sự nghiệp cách mạng; khơi dậy lòng yêu nước, bồi dưỡng nhân cách; nâng cao tính tích cực xã hội trong mỗi con người.

- Phổ biến và nhân rộng nhiều tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến trong toàn quốc; tạo nên sức mạnh quần chúng rộng lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Góp phần giúp cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể triển khai các nhiệm vụ chính trị; rèn luyện năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị; thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; góp phần làm cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào thực tiễn.

- Là một trong những hình thức tốt nhất để tập hợp, giác ngộ cách mạng và nâng cao nhận thức cho quần chúng về tư tưởng, chính trị, trình độ văn hóa, nhận thức xã hộihướng quần chúng hành động để đạt các mục tiêu cách mạng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét