Ngày 8/12/2020 vừa qua, cái gọi là “liên minh xã hội dân sự toàn cầu” - CIVICUS đã công bố Báo cáo có tựa People Power Under Attack 2020, tạm dịch quyền lực của người dân bị tấn công năm 2020. Theo đó, Báo cáo của CIVICUS xuyên tạc rằng, Việt Nam là một trong 4 nước ở Châu Á bị xếp vào danh sách “đóng” màu đỏ (mức cao nhất trong đàn áp xã hội dân sự và các quyền con người căn bản) cùng với Trung Quốc, Lào và Bắc Hàn. Không những vậy, trong báo cáo của CIVICUS còn xuyên tạc rằng, “giới chức Việt Nam trong năm nay tiếp tục đàn áp những người lên tiếng chỉ trích chính quyền độc đảng. Hàng chục cá nhân đã bị bắt giữ, bỏ tù sau các phiên toà chớp nhoáng theo các một loạt các điều luật như lợi dụng quyền tự do dân chủ hay tuyền truyền chống nhà nước. Những người bị bắt giữ và phạt tù bao gôm các nhà hoạt động, bloggers, các Facebooker”.
Để “chứng minh” cho
nhận định xuyên tạc, vô căn cứ trên, báo cáo của CIVICUS đã lấy dẫn chứng về
một số trường hợp mà họ cho là những nhà hoạt động, bloggers, Facebooker bị
chính quyền Việt Nam gia tăng “đàn áp”, đó là Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường
Thụy, Phạm Chí Dũng… CIVICUS cho rằng, những trường hợp trên đều bị bắt với cáo
buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm" chống nhà nước”.
Thực tế có như vậy
không? Chỉ xin điểm một vài lát cắt nhỏ thôi, cũng đã thấy rõ đó là sự bóp méo,
thổi phồng, vu khống của CIVICUS. Hiếm có đất nước nào người dân lại được tự do
ngôn luận, tự do Internet, tự do lập hội...
Điều 25 Hiến pháp năm
2013 quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định”. Hay như trong các luật được ban hành thời gian gần đây, như
Luật Tiếp cận thông tin (năm 2013); Luật Báo chí (năm 2016); Luật An ninh mạng
(năm 2018)... quyền tự do ngôn luận luôn được tôn trọng và bảo đảm. Kể từ khi
hòa mạng in-tơ-nét toàn cầu ngày 1-12-1997, Việt Nam liên tục thiết lập những
kỷ lục mới, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí, đáp ứng một cách tốt nhất
nhu cầu tìm kiếm, trao đổi, thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, mọi mặt,...
của người dân cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như truyền
thông xã hội. Người dân Việt Nam có thể dễ dàng truy cập vào tất cả các trang
web, báo chí trên thế giới; có thể bày tỏ mọi suy nghĩ, trăn trở, mong muốn
chính đáng, hợp pháp, bảo đảm thuần phong mỹ tục, giá trị nhân văn, đạo đức,..
của mình trên mạng xã hội hằng giờ, hằng ngày, thông qua việc viết bài, đăng
ảnh, video clip. Mỗi người dân Việt Nam cũng đều có thể tiếp cận tin tức của
các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới hay các trang cá nhân của mọi
“công dân toàn cầu” mà không gặp phải bất cứ sự hạn chế, ngăn chặn, cấm đoán
nào...
Tại Việt Nam, không có
cái gọi là “đàn áp những người lên tiếng chỉ trích chính quyền độc đảng” như
cái cách CIVICUS cố tình thông tin lập lờ, sai lệch để từ đó đưa ra những đánh
giá, nhận định sai trái về vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Tại Việt
Nam, chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật bị bắt giữ, truy tố và xét xử
theo đúng quy định luật pháp hiện hành - những điều khoản luật pháp theo đúng
những nguyên tắc phổ quát luật pháp quốc tế, được quốc tế thừa nhận rộng rãi và
công nhận.
Hành vi của những
người được nêu tên trong báo cáo của CIVICUS bao gồm: Phạm Đoan Trang, Phạm Chí
Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ… không phải là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền mà là
tuyên truyền chống nhà nước thể hiện ở hành vi sử dụng mạng xã hội chia sẻ,
phát tán bài viết, video, hình ảnh có nội dung tiêu cực, kích động, xuyên tạc
sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động trái với đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước… Do đó, cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam thực hiện khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng trên là có căn cứ, đúng pháp luật.
Rõ ràng, báo cáo
CIVICUS của không chỉ phản ánh sai lệch, thiếu chính xác, bôi nhọ bức tranh
nhân quyền ở Việt Nam mà còn ngang nhiên lợi dụng vấn đề nhân quyền để can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Thăng Long - KT19
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét