Vào năm 1973, Mỹ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, sau đó hai năm
ngụy quyền Sài gòn cũng sụp đổ, đúng như tiên đoán của cụ Hồ Chí Minh – Mỹ cút,
tức khắc ngụy sẽ nhào!
Tuy phải rút khỏi miền nam Việt Nam, song Mỹ vẫn tìm cách duy trì
ảnh hưởng đối với Việt Nam vừa bằng các biện pháp quân sự lật đổ và vừa các
biện pháp “diễn biến hòa bình”.
Trong bài tính lâu dài đối Việt Nam một khi đất nước đã thống
nhất, Mỹ đưa ra bản kế hoạch “Hậu chiến” bao gồm 6 điểm:
1. Bao vây, cấm vận kinh tế ngoại giao, cô lập Việt Nam để thực hiện
diễn biến hòa bình. Kế hoạch này cũng phù hợp với những nước trước đây từng là
bạn bè, nay muốn ve vãn Mỹ nên không ngại ngần tham gia vào kế hoạch độc ác
này, thực hiện trong suốt hai mươi năm (1975-1995).
2. Khi cuộc chiến đi vào giai đoạn cuối, và nhất là khi miền nam
đã được giải phóng, phương bắc gây ra vụ “nạn kiều”, lợi dụng lúc kinh tế của
ta có khó khăn (do bị bao vây cấm vận), ở miền nam Mỹ và các thế lực chống đối
kích động nhân dân di tản, tạo ra nạn thuyền nhân làm cho xã hội rối ren, khó khăn
càng thêm khó khăn. Tội ác này chúng ta không quên!
3. Cài cắm gián điệp ở lại để phá hoại ta về lâu dài. Nhưng vỏ
quýt dầy có móng tay nhọn. Cơ quan an ninh của ta bóc tách rất nhiều, nổi cộm
nhất là trường hợp Nguyễn Hà Phan, nếu không xử lý sớm, hắn có thể chui vào Bộ
Chính trị. Trường hợp Sáu Phan là một thất bại cay đắng của Mỹ.
4. Hậu thuẫn cho các thế lực trong nước lợi dụng những yếu kém ở
nơi này nơi kia, tổ chức các cuộc bạo loạn, biểu tình quậy phá, làm ngừng trệ
sản xuất. Cổ súy và cung cấp tài chính cho các tổ chức “xã hội dân sự” thực
hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.
5. Tổ chức huấn luyện quân sự, biệt kích gián điệp, tung về nước
để chống phá, điển hình là bọn phản quốc Hoàng Cơ Minh, tổ chức các “chiến dịch
đông tiến”, nhưng bị quân đội ta tiêu diệt và bắt sống rất nhiều tên, dẫn đến
chiến dịch bị thất bại vào năm 1986.
6. Từ tháng Ba đến tháng Tư, 1975 Mỹ đã đưa 3.300 trẻ em dưới danh
nghĩa “trẻ mồ côi” cần đưa đi để nuôi dưỡng ở nước ngoài, đó là chiến dịch
Babylift. Chuyến đầu tiên, do máy bay bị sự cố nên 155 người đã chết, trong đó
phần lớn là trẻ em. Mỹ nuôi mộng tưởng trong một số năm sau đó, số trẻ em này
lớn lên sẽ là một lực lượng mà Mỹ có thể xử dụng vào mục đích chính trị, làm
mất ổn định xã hội Việt Nam. Song đứa bé nhất thời đó, bây giờ đã vào tuổi 45
mà vẫn chưa làm ăn gì được.
Thực ra, trong tình hình hiện này, Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam vào
cùng một mặt trận chống lại Trung quốc. Song chúng ta đã có rất nhiều bài học
xương máu, nên ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tuyên bố rõ
ràng, rằng Việt Nam không chọn phe.
Cảnh giác vẫn không thừa. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, đế
quốc không bao giờ có thể chung sống hòa bình với nhau. Hãy luôn nhớ câu nói
của ông cựu bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ: “Hai mươi năm sau chúng ta (Mỹ) sẽ trở
lại Việt Nam. Những gì bom đạn không thể làm được thì sức mạnh của đồng đô-la
sẽ giải quyết. Người Việt Nam sẽ đón chúng ta như những vị ân nhân” (!).
Đừng tưởng bở nghe ông Kissinger! Mỹ muốn lắm song nay đã trải qua
45 năm rồi đó. Hơn hai lần cái thời hạn “hai mươi năm” của ông rồi! ./.
( HB. ST)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét