Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

VẠCH TRẦN MƯU ĐỒ ĐEN TỐI CỦA THANH HỮU


Viết Lưỡng

Vừa qua, trên trang mạng Bureau CTM Media – Âu Châu, Thanh Hữu đã đăng tải bài viết “VIỆT NAM ĐỘC ĐẢNG NÊN CẦN TÒA HIẾN PHÁP LÀM GÌ”, trong đó Thanh Hữu cho rằng: “Ba nhánh quyền lực Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp đáng lẽ ra phải độc lập và đối trọng lẫn nhau. Nhưng ở Việt Nam thì Quốc hội (lập pháp), Chính phủ (hành pháp) dưới quyền Quốc hội; còn Bộ Tư pháp (tư pháp) thì nằm trong Chính phủ”…, cũng theo Thanh Hữu, “Lẽ ra nhánh quyền lực Tư pháp phải ngang quyền và độc lập với Chính phủ để kiểm soát, đối trọng lại Chính phủ. Nhưng Bộ Tư pháp ở trong Chính phủ, chỉ cần Tư pháp phê bình một tiếng thì cho rằng “gà nhà bươi bếp nhà”, vậy làm sao khách quan được”.

Có thể khẳng định, đây là chiêu trò, thủ đoạn nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của nền Tư pháp Việt Nam, kích động dư luận, gây chia rẽ giữa Quốc hội, Chính phủ với các cơ quan thực thi quyền lực của Nhà nước ta.

Thực tiễn cho thấy, tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát ngăn ngừa lạm quyền luôn là một nội dung quan trọng trong hiến pháp của bất kỳ một nhà nước nào trên thế giới. Đối với Việt Nam, Hiến pháp quy định việc phân định quyền lực và việc kiểm soát quyền lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp luôn được quan tâm và từng bước hoàn thiện. Đến nay, Việt Nam đã ban hành và nhiều lần sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với thực tiễn: Hiến pháp năm 1946Hiến pháp năm 1980; Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Hiến pháp năm 2013.

Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, bộ máy nhà nước ta đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Theo đó, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án, Luật Tổ chức Viện kiểm sát, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa Hiến pháp. Các luật này đã phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách rõ ràng, minh bạch hơn, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từng bước được hình thành.

Có thể nói, Đảng và Nhà nước ta đã nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc các giá trị hợp lý của các “học thuyết phân quyền” trên thế giới để bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Đến đây có thể khẳng định, chiêu trò của Thanh Hữu và những ai có chung quan điểm với y đã lộ rõ bản chất đen tối đó là gây tư tưởng hoài nghi vào nền Tư pháp của Việt Nam trong một bộ phận Nhân dân, xa hơn nữa là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Bởi vậy, những thủ đoạn đó cần được vạch trần và đấu tranh loại bỏ.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét