Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

TỰ DO NGÔN LUẬN CHỨ KHÔNG PHẢI NGÔN LUẬN TỰ DO! PHẢN BIỆN XÃ HỘI CHỨ KHÔNG PHẢI PHẢN ĐỐI XÃ HỘI!

 

TỰ DO NGÔN LUẬN CHỨ KHÔNG PHẢI NGÔN LUẬN TỰ DO!

PHẢN BIỆN XÃ HỘI CHỨ KHÔNG PHẢI PHẢN ĐỐI XÃ HỘI!

                                                                                      Ductoan.com

1. TỰ DO NGÔN LUẬN. Trong bất kỳ vấn đề gì hệ trọng liên quan đến vận mệnh của dân tộc, của đất nước, như dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII Đảng CSVN đều xin ý kiến rộng rãi của nhân dân, cả trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Điều đó cho thấy rằng Đảng rất dân chủ, minh bạch, tôn trọng trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân.

 Mỗi khi xây dựng một dự án luật nào đó nhằm bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, thuận tiện cho điều hành đất nước và làm hành lang pháp lý cho mọi tổ chức công dân căn cứ đó mà thực hành bổn phận sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật... Trong ứng phó với đại dịch Covid-19 mọi biện pháp của Chính phủ đề ra buộc mọi tổ chức, cá nhân phải thi hành nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và xã hội. Trong ứng phó, xử lý lũ lụt tại miền trung vừa qua, từ Đảng, Chính phủ, Trung ương MTTQ VN, TƯ hội chữ thập đỏ, quân đội, công an, các cấp chính quyền, các nhà từ thiện chân chính... đều nhanh chóng vào cuộc... Tất cả đều hết mình, công tâm, dân chủ, minh bạch, vì dân, vì nước. Vậy mà một số thành phần phản động luôn mồm gào thét Việt Nam độc đảng, thiếu dân chủ, quan liêu, xa rời, phó mặc nhân dân. Điển hình có một vài cá nhân khi đi làm từ thiện lại tuyên bố “không tin tưởng một tổ chức nào hết, tự tay cứu trợ tận tay người dân” tạo điều kiện cho các chân nhang chống phá lợi dụng, vào trang cá nhân mạt sát chính quyền, phủ nhận công lao của cả một hệ thống Đảng, Nhà nước, quân đội, mặt trận, chính quyền địa phương. Người dân được quyền phát ngôn bất cứ vấn đề gì nếu pháp luật không cấm. Tuy nhiên cần phải phát ngôn có trách nhiệm, có tính xây dựng và trong khuôn khổ pháp luật, tránh tình trạng “ăn cây táo, rào cây sung”, tạo đà cho các thế lực phản động chống phá. Tự do ngôn luận chứ không phải ngôn luận tự do!

2. PHẢN BIỆN XÃ HỘI. Trong mọi vấn đề trọng đại của đất nước bao giờ cũng tuân thủ quy trình chặt chẽ từ dự thảo, xin ý kiến, thảo luận, kết luận, biểu quyết xong mới đến phê chuẩn, ban hành. Nhưng khi xin ý kiến có nhiều người thậm chí ko thèm đọc xem nội dung, hình thức nó như thế nào, nhưng sau đó theo đuôi các thế lực phản động, ném đá, phản đối, tẩy chay.... Phản biện xã hội là phát huy mọi trí tuệ, mọi kiểu tư duy trên nhiều hệ quy chiếu khác nhau, của nhiều thành phần, giai cấp, tôn giáo… về một vấn đề nào đó nhằm tìm ra những ưu, khuyết của vấn đề để nhìn nhận đánh giá xem vấn đề này tối ưu hay không tối ưu, có lợi cho dân tộc quốc gia, cho nhân dân hay có hại, nhằm tìm ra cách làm, hướng đi đúng đắn nhất. Vậy mà có những kẻ, hễ đảng, nhà nước chuẩn bị ra chủ trương gì là ném đá, phản đối, bất luận mình có hiểu biết vấn đề hay không. Nhiều vị mang danh là đại biểu quốc hội nhưng trên nghị trường phát biểu theo kiểu cảm tính, thiếu điều tra, thiếu nghiên cứu, thiếu tính toán, thiếu chắt lọc, phát biểu theo kiểu chỉ trích, phản đối, bắt bẻ là chính, thậm chí có dấu hiệu vu khống lực lượng này, bộ nọ, thế mà được một số người cổ súy, ca tụng, tung hô… Các cụ ta đã răn dạy rằng: Biết thì thưa thốt. Không biết thì dựa cột mà nghe! Thiết nghĩ, ai cũng cần tích lũy đủ phông tri thức đủ sâu đủ rộng để tham gia phản biện xã hội, để đóng góp trí tuệ của mình vào chủ trương, chính sách phát triển của đất nước theo con đường tối ưu nhất, chứ không phải cảm tính phản đối xã hội!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét