TBH
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân(19) làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”; “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Điều đặc
biệt là lần đầu tiên trong Hiến pháp, tại Điều 4, khi nói về Đảng Cộng sản Việt
Nam, điểm 2 viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục
vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về
những quyết định của mình”. Nội dung này ghi rõ trong Cương lĩnh 2011 là tất
yếu, đương nhiên, bình thường vì đó là một trong
những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng. Nhưng
điều này thể hiện trong Hiến pháp với ý nghĩa là bộ luật căn bản của một nước
thì hết sức đặc biệt. Điều đó tỏ rõ rằng Đảng không chỉ là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của cả dân tộc; là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, mà còn thể hiện mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng với dân; có bổn phận, trách nhiệm với dân và chịu sự giám sát
của Nhân dân.
Cùng với
Hiến pháp, trong những năm gần đây, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, văn
bản mang tính chiến lược liên quan đến công tác dân vận, tin tưởng và phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như Nghị quyết
Trung ương 3 khóa VIII về “Phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
sạch, vững mạnh” (6/1997); Chỉ thị 30 về “Xây dựng và thực
hiện Quy chế dân chủ ở cở sở” (18/2/1998); Kết luận 120 về “Tiếp
tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở” (7/1/2016); Hội nghị toàn quốc
đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về
“Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở” (16/7/2018). Đó là những kết quả rất quan trọng, ít
nhất là về mặt ban hành nghị quyết, văn bản quy định, rất đáng khích lệ. Để tiếp
tục thực hiện tốt công tác dân vận trong tình hình hiện nay, cần tập trung vào
hai nhóm giải pháp sau đây:
Một là, hiểu
thấu, quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn nữa những nghị
quyết, quy định, kết luận, văn bản liên quan đến chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước về công tác dân vận, thực hành dân chủ.
Xét đến
cùng, khi bàn về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, có hai
nhóm vấn đề quan trọng liên quan mật thiết với nhau, đó là hiểu thấu và làm
đúng. Phải rà soát lại tất cả những văn bản bản đã được cấp ủy đảng, chính
quyền các cấp triển khai nghiên cứu, quán triệt, học tập như thế nào. Một Đảng
chân chính cách mạng vì dân, vì nước thì trước hết phải đưa ra được nghị quyết,
chỉ thị, văn bản, quy định đúng đắn. Nhưng đó mới chỉ là quan trọng hàng đầu.
Điều quan trọng hơn, có ý nghĩa quyết định là văn bản, nghị quyết đó đi vào
thực tiễn, thâm nhập vào đời sống nhân dân như thế nào.
Khi bàn về
tư cách của một đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh đúc kết 12 điều và Đảng
không được quên điều nào, trong đó điều 12 là: “Đảng phải luôn luôn xét lại
những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy
thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng
tin cậy của nhân dân đối với Đảng”.
Thực tế cho
thấy không phải mọi nghị quyết, chỉ thị đưa ra, đi vào cuộc sống đều đúng và có
ý nghĩa soi sáng, dẫn dắt từ đầu đến cuối. Xét cho cùng, “sự lãnh đạo trong mọi
công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại
nơi quần chúng”. Nghị quyết, chỉ thị là tổng kết kinh nghiệm của quần
chúng, từ thực tiễn mà ra, rồi trở lại soi sáng thực tiễn. Vì vậy, trong quá
trình triển khai nghị quyết, chỉ thị, “ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay
không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa
chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững
và thực hành. Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy
đủ hơn lần trước”.
Phải khẳng
định rằng nhiều nội dung về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, thực hành dân chủ đề ra trong các nghị quyết, chỉ thị rất đúng và hay, có
tính khả thi. Nhưng do công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chưa tốt; có
nơi làm hình thức, đối phó, thiếu công khai, minh bạch, Nhân dân thiếu thông
tin hoặc tiếp nhận thông tin không đầy đủ, nên việc Nhân dân bàn, giám sát và
quyết định những vấn đề của địa phương, phát huy thật sự quyền làm chủ trong
góp ý xây dựng Đảng, chính quyền còn hạn chế. Thậm chí “lâu nay, nhiều nơi cứ
nói là thực hiện dân chủ, nhưng thực chất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở
đó vẫn mượn danh hoặc nhân danh tập thể để hợp thức hóa những quyết định, ý chí
chủ quan của cá nhân mình. Một số người có chức, có quyền còn quan cách, gia
trưởng, thậm chí có những cá nhân, tập thể trù dập, ức hiếp quần chúng”(23). Đây là điều đã được Bác Hồ cảnh báo từ thập kỷ 50 thế kỷ trước - khi người phê bình loại cán bộ
“miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ”(24).
Những hạn
chế, yếu kém như vậy phải được nghiêm túc xem xét, đánh giá, tổng kết, để chỉ
rõ trách nhiệm thuộc về ai, tổ chức hay cá nhân, tùy theo tính chất, mức độ,
phạm vi để có các hình thức xử lý, kỷ luật đúng mức. Nếu không làm được như
vậy, xem các nghị quyết đã thi hành thế nào, cái gì được, cái gì chưa được, lần
sau lặp lại những khuyết điểm trước, thì nghị quyết chỉ là lời nói suông, làm
mất lòng tin của Nhân dân.
Hai là, các
tổ chức và cá nhân những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải làm
đúng, làm tốt và khéo công tác dân vận, thật sự phát huy quyền làm chủ của nhân
dân.
Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tỏ rõ hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo
đảm chính sách, pháp luật được thực thi nghiêm túc. Một dẫn chứng là vấn đề
xuống với dân, bàn bạc với dân, tiếp công dân. Chúng ta đã có những quy định
rất cụ thể. Theo đó, xuống với dân là để bàn bạc với dân, học hỏi dân;
nghiêm túc tiếp công dân, đối thoại với dân là để thấu hiểu, thấu cảm, nắm vững
dân tình, dân tâm, dân ý, để quan tâm giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân, chăm lo
dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ và thực hành dân vận. Những cách làm này,
ngay sau khi nước nhà độc lập cách đây 75 năm, Hồ Chí Minh đã từng “đề nghị các
vị Bộ trưởng nên luyện cho mình có đôi chân hay đi, đôi mắt hay nhìn, cái óc
hay nghĩ, không nên chỉ ngồi ở bàn giấy, theo kiểu “đạo nhân phòng thủ”. Tức là
phải “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miêng nói, tay làm”, đem lại chất
lượng tốt, “đúng” và “khéo” trong công tác dân vận. Người phê bình loại cán bộ
“sấm ra đá kêu” mới gặp dân chúng một lần.
Những năm
qua, nhìn tổng thể xã hội có hai bức tranh tương phản. Chỗ nào người lãnh đạo
đứng đầu sợ dân, ngại, không dám tiếp dân, tiếp một cách qua loa, đại khái, sẽ
tạo ra một bức tranh tối. Nơi nào người đứng đầu cấp ủy, chính quyền nghiêm túc
tiếp dân và xuống với dân thật sự, giải quyết thấu đáo những kiến nghị của dân,
đứng về phía lợi ích chính đáng của người dân mà giải quyết những điểm nóng,
phức tạp kéo dài, sẽ tạo ra bức tranh sáng. Tấm gương những cán bộ gần dân, sát dân là thể hiện một chính quyền thật sự
thân thiện, trọng dân, vì dân.
Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân,
cái gì mà quần chúng Nhân dân hoan nghênh, ủng hộ thì chúng ta phải quyết tâm
làm và làm cho bằng được; ngược lại, cái gì Nhân dân không đồng tình, thậm chí
căm ghét, phản đối thì chúng ta phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý
nghiêm các sai phạm”.
Cùng với cơ quan
hành chính là vai trò giám sát và phản biện của Mặt trận, các cơ quan chức
năng, Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ. Một trong những vai trò, trách
nhiệm nổi bật của Mặt trận là tuyên truyền, giải thích, vận động các tầng lớp
Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước;
tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cách làm
là phải “đúng” và “khéo”, không gò ép áp đặt một cách thô bạo; phải tạo tính tự
giác của mỗi người và nhân rộng các điển hình tiên tiến, lấy cái tốt dẹp cái
xấu. Phải hiểu dân, tin tưởng dân, biết chờ đợi dân. Chúng ta phải ghi tạc vào
đầu lời dặn của Bác: “Nếu quần chúng nói mười điều mà chỉ có một vài điều xây
dựng, như thế vẫn là quý báu và bổ ích”. “Dân vận khéo thì việc
gì cũng thành công. Dân vận kém thì việc gì cũng kém”.
Công tác dân
vận cũng như mọi vấn đề khác, điều có ý nghĩa quyết định là con người, vì mọi
việc đều do người làm ra, trong đó cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo, đứng đầu
cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị giữ một vai trò vô cùng quan
trọng, có ý nghĩa quyết định. Sự gương mẫu của người lãnh đạo trong xây và
chống, nói đi đôi với làm, có bản lĩnh, dũng khí tự phê bình trước Nhân dân và
hoan nghênh Nhân dân phê bình mình, sẽ truyền cảm hứng, tạo niềm tin cho Nhân
dân. “Uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê
bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm, để đưa công việc ngày càng
tiến bộ chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ quần chúng phê
bình”.
Gần đây,
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng với tiêu
đề “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước
bước vào một giai đoạn phát triển mới”. Bài viết nêu lại những bài học kinh
nghiệm, trong đó bài học thứ năm khẳng định: “Trong mọi công
việc của Đảng và Nhà nước, luôn luôn xác định “dân là gốc”, thật sự tin tưởng,
tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; kiên trì thực hiện đúng
nguyên tắc: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ
trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền lợi và lợi ích
chính đáng của Nhân dân. Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi
ích của Nhân dân; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với Nhân dân; dựa vào
Nhân dân để xây dựng Đảng, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của
Nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất
lượng cán bộ, đảng viên”.
Ý kiến của
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đích thực trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình
hình hiện nay. Thực hiện tốt, có chất lượng, hiệu quả những điều đó chính là sự
vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” trong
sự nghiệp đổi mới hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét