SAI LẦM CỦA LUẬN ĐIỆU: KHÔNG THỂ CÓ NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Đấu tranh
Từ nhiều năm trước và
đến hiện nay, các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị ở cả trong
nước và nước ngoài thường xuyên chống phá Đảng, Nhà nước, công cuộc đổi mới, vẫn
xuyên tạc rằng, không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN); các quy luật của kinh tế thị trường và định hướng XHCN
là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; ghép định hướng XHCN vào kinh tế
thị trường là sự gán ghép chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không
thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn; nếu bỏ, không có cái đuôi “định hướng
XHCN” thì kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, kết quả đạt được còn lớn
hơn. Luận điệu đó là hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ:
Thứ nhất, họ đã đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản, cho rằng, chỉ có một loại kinh tế thị trường là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN). Song, thực chất các quan hệ kinh tế thị trường và các quan hệ tư bản là hoàn toàn khác nhau. Nguồn gốc và bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa; các phạm trù giá trị, giá cả, hàng hóa, tiền tệ, các quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu, quy luật giá trị của kinh tế hàng hóa cũng là các phạm trù và quy luật của kinh tế thị trường. Các phạm trù, quy luật này có trước chủ nghĩa tư bản, được chủ nghĩa tư bản nắm lấy, sử dụng để phát triển thành kinh tế thị trường TBCN. Giá trị và tư bản là những phạm trù khác nhau, cũng kinh tế thị trườngnhư quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư là những quy luật khác nhau.
Thứ hai, sai lầm của những người này là dường như
cho rằng kinh tế thị trường TBCN từ khi ra đời đến nay là không thay đổi, “nhất
thành, bất biến”. Họ không thấy rằng trải qua thời gian, kinh tế thị trường
TBCN cũng có nhiều biến đổi. Thời kỳ đầu khi mới ra đời, kinh tế thị trường
TBCN là kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, chưa có sự can thiệp của nhà nước.
Sự điều tiết của “bàn tay vô hình” của thị trường đã đưa đến nhiều hệ quả tiêu
cực, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ, đòi hỏi phải có bàn tay
quản lý của nhà nước để hạn chế, khắc phục những khuyết tật do điều tiết tự
phát của cơ chế thị trường. Ngày nay, nền kinh tế thị trường hiện đại của các
nước tư bản phát triển trên thế giới đều là nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước, vừa có điều tiết bởi “bàn tay vô hình” của thị trường, vừa có
điều tiết bằng “bàn tay hữu hình” của nhà nước; trong đó, điều tiết của thị trường
là cơ sở, nền tảng và điều tiết của nhà nước trên cơ sở tôn trọng điều tiết của
thị trường (công cụ quản lý, điều tiết kinh tế của nhà nước là luật pháp, chính
sách và các nguồn lực kinh tế của nhà nước).
Hơn nữa, kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước ở các nước trên thế giới không phải hoàn toàn
giống nhau, mà có nhiều mô hình khác nhau, tùy thuộc vào mức độ can thiệp và nội
dung, định hướng can thiệp của nhà nước. Có mô hình kinh tế thị trường tự do ở
những nước mức độ can thiệp của nhà nước vào kinh tế thấp; nhà nước chỉ bảo vệ
quyền sở hữu, quyền tài sản, tự do kinh doanh, bảo đảm trật tự, ổn định xã hội,
còn để phạm vi điều tiết của thị trường lớn, điều tiết mọi hoạt động kinh tế
(như ở Mỹ trước thời Tổng thống Đ. Trăm). Có mô hình kinh tế thị trường xã hội,
nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để tạo cơ hội như nhau cho mọi người tham
gia phát triển và hưởng thành quả phát triển, chống lại độc quyền, phát triển
kinh tế theo định hướng xã hội (như ở Đức). Có mô hình kinh tế thị trường phúc
lợi xã hội, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để điều tiết thu nhập, phát triển
các dịch vụ xã hội công, bảo đảm phúc lợi cho người dân, đặc biệt là những người
cần được trợ giúp là trẻ em, người già, người thất nghiệp,... (như ở các nước Bắc
Âu). Có mô hình kinh tế thị trường nhà nước phát triển, nhà nước không chỉ tạo
thể chế, môi trường cho các chủ thể kinh tế hoạt động, mà còn có chiến lược,
chính sách và sử dụng các nguồn lực kinh tế của nhà nước để định hướng và thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế (như ở Nhật Bản, Hàn Quốc)...
Kinh tế thị trường là
sản phẩm của văn minh nhân loại. Chủ nghĩa tư bản đã lấy kinh tế thị trường làm
cơ sở cho sự tồn tại, vận động, phát triển của mình. Trong thời đại ngày nay,
thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, đã xuất hiện nhiều mô hình
kinh tế thị trường ở các nước tư bản phát triển, dù ở mức độ khác nhau, đều có
định hướng xã hội. Đây là xu hướng tiến bộ, là những mầm mống của CNXH trong
lòng chủ nghĩa tư bản (là những sự phủ định đối với tư bản tư nhân, dù vẫn chưa
phá bỏ được chế độ tư bản). Vì vậy, cần nhận thức rõ bản chất, quy luật của
kinh tế thị trường trong thời đại hiện nay, để chủ động đấu tranh với những luận
điệu sai trái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét