LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG
VỀ PHÒNG CHỐNG “LỌI ÍCH NHÓM” Ở NƯỚC TA
Đức Giang
Vừa qua trên trang mạng Danlambao, một kẻ cơ
hội có tên Phạm Trần đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Lợi ích nhóm hay băng đảng
cướp cơm dân”. Đáng chú ý, trong bài viết này, Phạm Trần cho rằng: “Lợi ích
nhóm” hay “nhóm lợi ích” là những tổ chức cán bộ, đảng viên có chức, có quyền
trong đảng Cộng sản Việt nam đã chia bè, kết phái để cướp cơm dân và bảo vệ độc
quyền cai trị cho đảng.
Vậy thực chất vấn đề ở đây là gì?
Để
thấy rõ hơn vấn đề này, chúng ta cần có cái nhìn một cách tổng quan vấn đề
“nhóm lợi ích” và quan điểm của Đảng ta về vấn đề này như sau:
Có thể hiểu: “Nhóm lợi ích” là tập hợp có
tính tự phát hoặc tự giác, tự nguyện của những người có chung mục đích, chung
lợi ích. “Nhóm lợi ích” vừa có tác động tích cực, vừa tiêu cực đến lợi ích
chung của xã hội. Ở Việt Nam, khái niệm “nhóm lợi ích” thường được hiểu theo
nghĩa tiêu cực và với quan niệm này, “nhóm lợi ích” không được hiểu là lợi ích
của giai cấp, tầng lớp xã hội mà là lợi ích của một thiểu số người có quan hệ
mật thiết với nhau, tìm cách mang lại lợi ích cho nhóm mình, đi ngược lại lợi
ích chung của quốc gia, dân tộc. Đây là những “nhóm lợi ích” cần phải được kiểm
soát và ngăn chặn.
Nhận thức được hậu quả và nguy cơ của “nhóm
lợi ích” đối với đất nước và xã hội, Đảng ta đã tăng cường, đẩy mạnh công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đã
ban hành nhiều nghị quyết, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã
đưa ra nhiều nhóm giải pháp hữu hiệu để phòng, chống suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, trong đó có việc kiểm soát, ngăn chặn “nhóm lợi
ích”, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Liên
quan đến một loạt sai phạm của nhiều quan chức thời gian qua, Đảng ta cũng nhận
định có biểu hiện của “nhóm lợi ích”, sự cấu kết của một số cán bộ cao cấp với
nhau và với doanh nghiệp để trục lợi, tham nhũng. Điều đó cho thấy, Đảng ta đã
lường trước được những nguy cơ về vấn đề “nhóm lợi ích” có thể sảy ra trong quá
trình lãnh đạo đất nước của mình.
Biểu hiện cho quyết tâm của Đảng ta trong
phòng, chống nguy cơ “nhóm lợi ích” là rất quyết liệt, bằng chứng là hàng
loạt các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý rất
kiên quyết, nghiêm minh theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng
viên, trong đó có cả những cán bộ cao cấp đã bị xét xử và chịu những hình thức
xử lý thích đáng.
Cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, ngày 23-9-2019, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Quy định số
205-QĐ/TW “về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy
chức, chạy quyền”. Với việc ban hành Quy định này, việc kiểm soát
quyền lực, chống “nhóm lợi ích” trong công tác cán bộ, các hành vi chạy chức,
chạy quyền đã được chỉ ra cụ thể. Tất cả những điều đó khẳng định quyết tâm
chính trị của Đảng ta trong việc kiểm soát, ngăn chặn “nhóm lợi ích” trong công
tác tổ chức – cán bộ của Đảng.
Đến đây có thể kết luận, việc Phạm Trần cho rằng: “nhóm lợi ích”
hiện nay là sự chia bè, kết phái trong Đảng để cướp cơm dân và bảo vệ độc quyền
cai trị cho đảng là một sự bịa đặt thô thiển, vô căn cứ, chỉ nhìn hiện tượng mà
đánh đồng bản chất. Thực chất, đây là một trong những thủ đoạn của những kẻ cơ
hội, các thế lực thù địch nhằm bôi nhọ, nói xấu không ngoài mục đích gì khác là
hạ thấp uy tín của Đảng, phục vụ cho mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch để
chống phá Đảng và mục tiêu cuối cùng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Vì vậy mỗi chúng ta phải hết sức cảnh giác để không mắc mưu
các thế lực thù địch/.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét