GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
BẢN SĂC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA
Quyết Tâm
Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền
văn hóa Việt Nam đã hình thành và phát triển. Bằng lao động sáng tạo, ý chí đấu
tranh kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóa kết tinh sức mạnh
và in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc, thể hiện sức sống mãnh liệt và sự trường tồn
của dân tộc ta. Nhờ nền tảng và sức mạnh của văn hóa dân tộc, mặc dù trải qua
bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của
mình, đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ, làm nên những chiến công hiển hách,
tô thắm thêm những trang sử hào hùng của dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam sánh vai
cùng các cường quốc năm châu trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đấu tranh chống
kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.
Ngày nay, trong điều kiện khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu thế khách quan. Việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu tinh hoa văn hóa, những thành tựu trí tuệ của nhân loại, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong khi đó, văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển toàn diện con người Việt Nam. Như Đảng ta đã xác định: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Nhận thức
rõ về nền văn hóa Việt Nam, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống
văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhằm xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là yêu cầu khách quan trong
công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Trong khi đó, việc giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa với thế giới,
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta hiện nay. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam trong quá trình giao lưu văn hóa là yêu cầu khách quan góp phần
làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình giao lưu văn hóa
giữa dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới trước đây,
cũng như trong giai đoạn hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét