Đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối hội nhập quốc tế của
Đảng, Nhà nước
Cấn Thanh Sơn
Tư tưởng chủ yếu của đường lối đối ngoại và hội nhập
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nâng cao vị thế đất nước, vì lợi ích quốc
gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ tổng kết thực tiễn hoạt động đối ngoại trong 30 năm đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở dự báo bối cảnh thế giới và hội nhập quốc tế trên thế giới đến năm 2030, Đại hội XII của Đảng quyết định đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế trong thời kỳ phát triển mới của đất nước - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tư tưởng chủ yếu của đường lối đối ngoại và hội nhập
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nâng cao vị thế đất nước,
vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đường lối đúng đắn là nhân tố quyết định thắng lợi của
cách mạng; do đó thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế sẽ
góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế
thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân,
giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy
bản sắc dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị
thế và uy tín quốc tế của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Do vị trí tầm quan trọng của đường lối đối ngoại và
hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, cho nên các thế lực thù địch, đối tượng
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta coi chống phá, xuyên tạc đường
lối đối ngoại, hội nhập quốc tế là nội dung trọng điểm trong chiến
lược diễn biến hòa bình của họ. Cho nên đấu tranh phản bác các quan điểm phản động,
sai trái, chống phá, xuyên tạc đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của Đảng và
Nhà nước ta là trọng trách đầu của công tác tư tưởng, để làm tròn trọng trách của
mình trong cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập
quốc tế này.
Thứ nhất: Chủ
thể công tác tư tưởng là các cấp ủy Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên, các cấp
bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân cần quán triệt sâu sắc, thống
nhất nhận thức về bản chất, mục tiêu, quan điểm, định hướng chủ yếu trong đường
lối hội nhập quốc tế của Đảng ta.
Hội nhập quốc tế là tiến trình một quốc gia theo đuổi
lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác, chủ động hợp tác, liên kết
sâu rộng với các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa
- xã hội, quốc phòng, an ninh…) dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích,
mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tuân thủ, tham
gia xây dựng các luật chơi chung, chuẩn mực chung trong khuôn khổ các định chế
hoặc tổ chức quốc tế. Hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan của bối cảnh thế
giới ngày nay. Các quốc gia cũng như các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng sử
dụng hội nhập quốc tế như một công cụ để tối ưu hóa lợi ích của mình. Chính vì
thế, về bản chất của hội nhập không chỉ là quá trình hợp tác và đấu tranh mà
còn là một quá trình đánh đổi vì hội nhập càng sâu đòi hỏi cải cách
bên trong càng lớn. Cần thống nhất nhận thức hội nhập là công cụ nhằm
thực hiện mục tiêu chung về an ninh, phát triển và ảnh hưởng. Hội nhập kinh tế
là công cụ thúc đẩy phát triển trong nước, giúp nâng cao sức mạnh và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế. Hội nhập chính trị, an ninh quốc phòng nhằm củng cố môi
trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế. Hội nhập văn hóa
xã hội nhằm phát huy và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Quá trình thực hiện hội nhập sâu rộng trên các cấp độ từ hội
nhập kinh tế, hội nhập chính trị, hội nhập văn hóa xã hội, hội nhập quốc phòng
an ninh… cần giữ vững đường lối đối ngoại, độc lập tự chủ vì lợi ích quốc gia
dân tộc, vì hòa bình hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; cần quán triệt và vận dụng sáng tạo 5
bài học kinh nghiệm lớn của Đảng ta trình bày trong Cương lĩnh (bổ sung, phát
triển năm 201l): Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp
cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; không ngừng củng cố tăng
cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế;
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh
quốc tế; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Trên cơ sở kiên định đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế và vận
dụng sáng tạo 5 bài học kinh nghiệm trên cần tập trung quán triệt sâu sắc 6
quan điểm chỉ đao để thực hiện tích cực và chủ động hội nhập quốc tế đó là:
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng
chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của
cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực,
gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thế chế, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và
năng lực cạnh tranh quốc gia gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết
giữa các vùng miền, khu vực trong nước.
- Hội nhập kinh tế tiếp tục là trọng tâm của quá
trình hội nhập toàn diện. Hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi
cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc
phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải được
thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thế với lộ trình,
bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu
tranh, kiên định lợi ích quốc gia dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi
tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu không tham gia vào các tập hợp
lực lượng các liên minh của bên này chống bên kia.
- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt
Nam tham gia, đi đôi với chủ động tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu
quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng, khu vực
và quốc tế, chủ động đề xuất sáng kiến cơ chế hợp tác trên nguyên tắc
cùng có lợi, củng cố và nâng cao vai trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế,
góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới.
Thứ hai: Công
tác tư tưởng cần nhận dạng và chỉ rõ các chủ thể tiến hành các âm mưu hoạt động
chống phá, xuyên tạc đường lối chung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa và đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Các chủ thể này là các thế lực thù địch của các nước đế quốc tư bản và các nước
theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, bành trướng, bá quyền.
Thứ ba: Để
kịp thời nhận diện các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá,
xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế, công tác tư tưởng cần bám sát
thực tiễn hoạt động hội nhập của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa
phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quốc phòng an ninh mới có thể phát hiện các luận điệu, quan điểm sai trái xuyên
tạc, vu khống kích động, chống phá đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của ta.
Căn cứ vào mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và các định
hướng chỉ đạo hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quốc phòng an ninh..., chúng ta sẽ nhận diện các luận điệu và những
quan điểm phản động, sai trái chống phá xuyên tạc các hoạt động thực hiện đường
lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường thông tin
sai lệch, xuyên tạc chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ hợp tác Việt
Nam với các đối tác quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình
Dương. Nguy hiểm và phản động nhất là một số luận điệu sau: Vu cáo lãnh đạo Việt
Nam hèn kém, thỏa hiệp nhượng bộ vô nguyên tắc, bán đất, bán biển cho một nước
lớn, kích động để Việt Nam đối đầu với nước lớn này hay nước lớn khác, cổ súy
lôi kéo Việt Nam liên minh với nước lớn này để chống nước lớn kia.
Trên lĩnh vực hội nhập kinh tế, các thế lực thù địch ráo riết tiến hành các hoạt
động tuyên truyền, lôi kéo tác động hướng lái các chủ trương chính sách hợp
tác, hội nhập kinh tế của Việt Nam đi chệch mục tiêu, nhất là trong quá trình
đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, triển khai các
Dự án kinh tế thông qua hợp tác đầu tư, nhất là hoạt động đầu tư của các tập
đoàn kinh tế lớn vào các ngành kinh tế mũi nhọn, vào lĩnh vực tài chính, ngân
hàng, chứng khoán để lũng đoạn hoặc hướng lái các ngành, các lĩnh vực kinh tế
trọng điểm đi chệch mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước tác động
chi phối, kìm hãm nền kinh tế Việt Nam; nghiêm trọng hơn có thế lực thù địch
thông qua ngoại giao và quân sự để ép một số doanh nghiệp lớn của nước ngoài
khác không được hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí
trên vùng đặc quyền kinh tế của ta…
Trên lĩnh vực hội nhập văn hóa xã hội, các thế lực
thù địch rất coi trọng lợi dụng hợp tác giao lưu văn hóa. Chúng đẩy mạnh cuộc
“xâm lăng văn hóa”, “đế quốc thông tin”, đáng chú ý là thông qua hoạt động đầu
tư hợp tác để lũng đoạn thị trường văn hóa, giải trí, thị trường thông tin mạng
để truyền bá các sản phẩm văn hóa xấu, độc, các thông tin phản động,
sai trái... để thúc đẩy quá trình suy thoái tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống...
Cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái chống
phá xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế là một bộ phận không thể
tách rời cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" và đấu tranh phòng
chống "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" hiện nay: Cho nên
phương hướng, nhiệm vụ, lực lượng, giải pháp chống diễn biến hòa bình cần được
vận dụng có hiệu quả trong cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái chống
phá, xuyên tạc đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế. Chúng tôi xin nhấn mạnh một
số nhiệm vụ giải pháp sau:
- Trước hết, cần tập trung quán triệt sâu rộng Nghị
quyết 22 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế cho các cấp, các ngành, các địa
phương, các doanh nghiệp; nhất là các lực lượng trực tiếp tham gia hội nhập về
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Đảm bảo những lực lượng
trực tiếp tham gia quá trình hội nhập quốc tế phải thực sự thống nhất cao, nắm
vững mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, định hướng chủ yếu trong hội nhập quốc tế. Nắm
vững chiến lược hội nhập quốc tế của quốc gia, xây dựng chương trình hội nhập
quốc tế của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, doanh nghiệp. Xây dựng quyết
tâm chính trị cao thực hiện thắng lợi đường lối chủ động tích cực hội nhập quốc
tế của Đảng và Nhà nước ta.
- Hội đồng Lý luận Trung ương nghiên cứu xây dựng
các luận cứ có cơ sở khoa học và thực tiễn để phản bác có sức thuyết phục các
quan điểm sai trái, cung cấp các luận cứ này cho đội ngũ phóng viên báo chí, đội
ngũ báo cáo viên để hình thành các bài báo, các chuyên đề tuyên truyền phản bác
trên báo chí và trong tuyên truyền miệng trực tiếp đối với từng ngành, từng
lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp.
- Đội ngũ chuyên gia tư tưởng kịp thời phản bác các
quan điểm sai trái trên mạng bằng các bình luận sắc sảo, ăn miếng trả miếng kịp
thời.
- Tuyên truyền sâu rộng những thành tựu, những điển
hình, nhân tố mới trong hội nhập quốc tế là sự bác bỏ hiệu quả nhất
các luận điệu, quan điểm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét