HVBN
Sở dĩ chủ nghĩa cá nhân tư tưởng cơ hội, thực dụng còn tồn tại trong Đảng
là vì Đảng ta ra đời từ một nước nông nghiệp, thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế
chậm phát triển, cán bộ đảng viên chủ yếu xuất thân từ nông dân và các tầng lớp
xã hội khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, cán bộ đảng viên còn chịu ảnh hưởng
của tư tưởng nông dân: bảo thủ, trì trệ, ích kỷ, nhỏ nhen; tư tưởng phong kiến:
độc đoán, chuyên quyền, hám danh, trục lợi; tư tưởng tiểu tư sản, tư sản: cơ hội,
thực dụng..., đó là sản phẩm của xã hội cũ- xã hội dựa trên chế độ chiếm hữu tư
nhân tư liệu sản xuất, là căn bệnh ngoài xã hội lây nhiễm vào trong Đảng. Khi Đảng
cầm quyền, cán bộ đảng viên nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các cơ quan lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước, chủ nghĩa cá nhân tư tưởng cơ hội, thực dụng càng có điều
kiện phát triển. Chính vì vậy Hồ Chí Minh đã cảnh báo ngay từ năm 1947 khi Đảng
ta mới giành được chính quyền rằng phải tích cực đấu tranh chống những biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân tư tưởng cơ hội, thực dụng làm trong sạch Đảng để Đảng đủ
sức lãnh đạo cách mạng.
Ngày nay, khi thực
hiện nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, cán bộ đảng viên hàng ngày, hàng
giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp, trong đó có cả sự chống phá của
kẻ thù làm cho chủ nghĩa cá nhân tư tưởng cơ hội, thực dụng trong cán bộ, đảng
viên có nguy cơ phát triển mạnh. Tình hình đó, đòi hỏi phải đẩy mạnh cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân tư tưởng cơ hội, thực dụng, trước hết là trong các
tổ chức đảng và bộ máy nhà nước.
Chủ
nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng có nguồn gốc từ tư tưởng tư hữu. Khi
bước vào kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực cũng xuất hiện mặt trái kích
thích chủ nghĩa cá nhân phát triển, đi cùng với nó là tư tưởng cơ hội, thực dụng
cũng phát triển theo. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, nhiệm vụ, quy mô, tính
chất, đối tượng... lãnh đạo của Đảng có sự phát triển, mở rộng; một số cán bộ, đảng
viên ít được rèn luyện thử thách trong đấu tranh cách mạng, vì vậy sự xuất hiện
chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, sự suy thoái về đạo đức lối sống
của một bộ phận cán bộ, đảng viên là vấn đề khách quan. Nhưng điều đáng lo ngại
là mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng những biểu hiện
đó vẫn có xu hướng gia tăng.
Trong thực tiễn cuộc sống, chủ nghĩa cá
nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng biểu hiện đa dạng, phong phú, dưới mọi hình thức.
Những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng luôn có động
cơ vụ lợi, có tham vọng lớn, cả trong ý nghĩ và trong hành động. Đôi khi để đạt
được mục đích cá nhân họ sẵn sàng tìm mọi cách luồn lách, len lỏi, chạy chọt;
triệt để lợi dụng sự sơ hở của cơ chế, chính sách, sự yếu kém của công tác quản
lý để đục khoét của công, biến của công thành của riêng. Những lúc cách mạng gặp
khó khăn, hoặc chuyển giai đoạn là lúc những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân,
tư tưởng cơ hội, thực dụng lộ rõ nguyên hình. Chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội,
thực dụng tồn tại dưới nhiều cấp độ, ở cấp độ thấp nó có mặt mọi lúc, mọi nơi,
trong mọi lĩnh vực. Ở cấp độ cao nó có sức mạnh ghê gớm, có thể làm lũng đoạn tổ
chức, xoá nhoà danh giới cái tốt, cái xấu. Nó là thứ giặc nội xâm, một loại vi
khuẩn độc hại, một thứ ung nhọt ẩn náu trong cơ thể Đảng. Đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn,
phức tạp vì nó không phân gianh giới, chiến tuyến rõ ràng, nó như con lươn đổi
màu luôn luồn lách, len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống, chi phối các mối
quan hệ, luôn thay hình đổi dạng, việc nhận biết không đơn giản, đấu tranh với
nó càng khó khăn. Những hành vi của nó đôi khi chưa cấu thành tội phạm để có thể
tố cáo, xét xử theo pháp luật, việc tìm kiếm bằng chứng, số liệu để chứng minh
kẻ cơ hội gặp rất nhiều khó khăn. Điều hết sức nguy hiểm là nếu chủ nghĩa cá nhân,
tư tưởng cơ hội, thực dụng tồn tại trong cán bộ, đảng viên sẽ làm tha hoá biến
chất về đạo đức lối sống, làm suy yếu Đảng, giảm sút lòng tin của quần chúng đối
với Đảng, tổn thương mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Cán bộ, đảng viên giữ
cương vị càng cao, quyền lực càng lớn mà mang nặng chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng
cơ hội, thực dụng thì càng nguy hiểm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét