Vấn đề
nhân quyền luôn luôn là đề tài nóng bỏng để các thế lực thù địch tập trung khai
thác nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Những thủ đoạn chống phá về vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam của các thế lực thù địch từ trước đến nay đều không mang
lại hiệu quả gì, đều bị thất bại. Vậy mà mới đây, trên trang Facbook Việt Tân
các thánh cào bàn phím lại tiếp tục diễn hài với bài viết có tiêu đề: 64 nghị
sĩ liên âu đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền theo cam kết EVFTA. Nội dung
bài viết đề cập việc 64 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đã ký chung một Thư Kiến
nghị gửi đến Liên minh châu Âu (EU), nêu tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt
Nam. Thư đặc biệt chú trọng đến vụ Đồng Tâm và vụ bắt giam ông Phạm Chí Dũng.
Trong bài
dịch bức thư kiến nghị của các nghị sĩ Nghị viện châu Âu, các thế lực thù địch
đề cập đến so sánh những hạn chế quyền tự do ngôn luận ở EU với những hạn chế tại
Việt Nam thông qua vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, cựu Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo
Độc lập. Chúng cho rằng ông Phạm Chí Dũng bị bắt là vì lý do ông này đã kiến
nghị Nghị viện Liên Âu dẫn đến việc Chủ tịch Nghị viện Liên Âu gửi một lá thư
cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Chúng cho rằng những người muốn hưởng quyền tự
do tôn giáo và tín ngưỡng một cách độc lập vẫn bị nhà cầm quyền và công an đàn
áp vì cho rằng họ đang phá hoại sự đoàn kết dân tộc. Các thánh cào bàn phím Việt
Tân đang đòi quyền tự do ngôn luận cho Phạm Chí Dũng, nhưng chắc chúng lại
không biết “thân chủ” của mình là người như thế nào? Vậy chúng ta hãy cung cấp
một vài thông tin về sự thật liên quan đến Phạm Chí Dũng để chúng sáng mắt hơn.
Phạm Chí
Dũng sinh năm 1966 tại Đồng Tháp, là một nhà báo, nhà văn, Tiến sĩ Kinh tế, nhà
hoạt động chính trị bất đồng chính kiến người Việt Nam. Là cựu chủ tịch Hội Nhà
báo Độc lập Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Là cán bộ tại
Ban An ninh Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và là đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam nhưng viết đơn xin ra khỏi đảng năm 2013. Tham gia viết báo và viết
văn nhiều năm, với nhiều bút danh khác nhau như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Thường
Sơn. Ngày 17 tháng 7 năm 2012 ông bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài
liệu 'nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'. Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh
"Âm lưu lật đổ chính quyền" (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và
"Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều
88 Bộ luật hình sự). Tuy nhiên sau sáu tháng tạm giữ, công an đã thông báo cho
ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án. Ngày 25/06/2015, Phạm Chí Dũng
đã bị đưa đến cơ quan an ninh điều tra để hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án
ông Nguyễn Quang Lập. Trong 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, công an cũng đã yêu cầu
ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang "Việt Nam Thời Báo" của Hội
Nhà báo Độc lập. Ngày 21 tháng 11 năm 2019, ông bị Cơ quan An ninh điều tra
Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố và bắt giam về tội "Làm, tàng trữ,
phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước
CHXHCN Việt Nam" theo Điều 117 - Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Như vậy
việc làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam của Phạm Chí Dũng lại được Việt Tân gọi là bị hạn
chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Thật là buồn cười cho nhận thức nông cạn
của chúng. Càng nực cười hơn khi bài dịch còn đề cập đến vấn đề nhân quyền
trong vụ án Đồng Tâm. Chúng cho rằng các bị cáo sau khi bị bắt không được gặp
hay nói chuyện với luật sư và gia đình của họ. Họ thường phải hứng chịu sự đánh
đập bởi côn đồ, tra tấn hoặc bị đối xử tệ bạc và bị xét xử qua các phiên tòa
chóng vánh không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về tính khách quan, công bằng và
độc lập của tòa án. Những vụ cưỡng bức nhận tội trước ống kính tivi cũng thường
xuyên xảy ra. Đây không phải là chiêu trò mới mẻ bởi trong quá trình xét xử vụ
án Đồng Tâm đã có rất nhiều bài viết xuyên tạc, chọc ngoáy vào những vấn đề này
và đều bị thất bại. Do đó chúng ta cũng không cần phải nói thêm nhiều vì sự thật
và kết quả xét xử vụ án Đồng Tâm đã chứng minh tất cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét