Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Nguyễn Nguyên Bình với chuyện “Thằng Bờm nuôi chó săn”

 

Nguyễn Nguyên Bình với chuyện “Thằng Bờm nuôi chó săn”

                                                                                  KD

Nói đến thằng Bờm, người Việt ta ai cũng biết, từ những đứa trẻ chăn trâu đến các cụ già cao tuổi đều yêu quý Bờm, bởi Bờm đã đem lại cho mọi người tiếng cười thoải mái sau những ngày lao động vất vả. Người ta hay hiểu nhầm về Bờm, cho rằng Bờm kém thông minh, nào là Bờm vác cây tre trên vai đi ngoài đường thì vác ngang cây, vướng hết cái này đến cái khác; Bờm trình bày vấn đề gì cũng “vòng vo tam quốc” cho thật tường minh đến tận cội nguồn. Áo của bổ vợ Bờm bị cháy, sắp gây hỏa hoạn đến tính mạng, Bờm là người phát hiện đầu tiên nhưng “hiệu lệnh báo động” của Bờm lại đi từ cội nguồn cứ vòng vo mãi. Nhưng cái hay, cái thật thà ở con người Bờm là luôn nói đúng, nên ai cũng yêu quý Bờm, yêu quý đức tính đấy. Do vậy, Bờm trở thành một nhân vật trong văn học đi vào tình yêu thương của mọi người.

Tuy nhiên, nếu Bờm nuôi chó săn giữ nhà thì hiệu quả không cao. Bởi chó là một loại động vật bốn chân, rất khôn, có tình cảm sâu nặng với chủ. Do trung thành với chủ nên chó thường ảnh hưởng đức tính của người nuôi nó. Chủ sao, chó vậy. Nếu chủ không có đức tính vu cáo, đánh ngầm, hại người khác từ sau lưng thì chó của chủ lúc nào cũng phân biệt tường minh người ngay và thằng trộm, đặc biệt không cắn trộm người khác bao giờ. Nhưng nếu chủ nuôi chó luôn có thủ đoạn bịa đặt, vu cáo và đánh ngầm người khác thì khi cho chó ăn một cục xương, cho dù đã thiu thối chó cũng sủa lên ăng ẳng và cắn trộm người khác là lẽ thường tình. Chuyện về quan hệ của chó với chủ, chắc viết ra, kể ra không bao giờ hết, có cả chuyện ơn huệ, chuyện trung thành, ân oán. Song, thường là chủ tốt, chó tốt, nhưng nếu chủ sấu sẽ có ngày chó cắn lại chủ cho mà xem.

Mới đây, có chuyện tương tự như thằng Bờm nuôi chó săn giữ nhà, từ bài viết của tác giả Nguyễn Nguyên Bình trên mạng xã hội “Không thi đua là không yêu nước!?”. Mới đọc tựa đề, thấy một dấu chấm than và một dấu chấm hỏi liền nhau, người đọc thầm nghĩ, hai dấu thế này chắc có gì bí hiểm, ẩn ý phía sau. Quả nhiên, đọc trang đầu cảm giác hình như tác giả tự biểu dương mình, cho mình là người hiểu biết, nhưng đọc thêm vài dòng nữa lại thấy hình như tác giả hằn học, đố kị, lầm tưởng cái bóng của mình trên tường là mình vĩ đại, đọc nữa lại thấy như tác giả ngu hết chỗ nói. Thế rồi, đọc đến những dòng cuối mới biết, chiến thuật “mượn gió bẻ măng” nhằm vào nói xấu Đảng của Nguyễn Nguyên Bình, thông qua những chuyện bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc phong trào thi đua yêu nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Cách trình bày của Nguyễn Nguyên Bình chẳng khác nào chú Bờm kêu bố vợ bị lửa đốt cháy áo. Song, bản chất hai câu chuyện lại khác nhau, Bờm là cậu bé nói thật, còn Nguyễn Nguyên Bình là kẻ loạn ngôn. Xin được làm rõ:

Một là, Nguyễn Nguyên Bình ngu không hiểu nổi, việc suy tôn bất cứ tấm gương tiêu biểu nào, cá nhân hay tập thể đều được bình xét từ cơ sở trở lên, được quần chúng suy tôn, ngưỡng mộ chứ đâu phải là kẻ tiểu nhân, tráo trở, loạn ngôn như Nguyễn Nguyên Bình. Nếu Nguyễn Nguyên Bình có thành tích, công lao gì với Tổ quốc, với nhân dân thì mạnh dạn kể hết ra để mọi người xem xét, ghi công. Chứ còn loạn ngôn như Nguyễn Nguyên Bình thì đứa trẻ lên ba cũng làm được.

Hai là, Nguyễn Nguyên Bình quên mất rằng, nhân dân ta từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đoàn kết đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tháng Tám năm 1945, thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột như ngựa, trâu. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đánh thắng hai đế quốc xâm lược là thực Pháp và đế quốc Mỹ. Điều này cả thế giới đều biết. Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân Pháp và nhân Mỹ đều ca ngợi nhân dân Việt Nam là anh hùng. Vậy cớ sao Nguyễn Nguyên Bình tự xưng danh là người Việt mà mù, đui, điếc hay bệnh hoạn gì lại không hiểu điều đó.

Ba là, những năm gần đây, thông qua các công trình tổng kết lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh, để tri ân những tập thể và cá nhân đã có công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng, Nhà nước đã phong tặng nhiều địa phương, nhiều đơn vị và cá nhân danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Điều đó không xứng đáng với danh hiệu một dân tộc anh hùng hay sao? Hay là những kẻ hại dân, hại nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc như Nguyễn Nguyên Bình mới được khen?

Bốn là, Nguyễn Nguyên Bình tự cho mình là người tường minh, nhưng chui rúc ở đâu mà không biết rằng, dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, sống nhân văn, nhân đạo, không mong muốn chiến tranh. Lịch sử dân tộc Việt Nam vẫn như một dòng chảy không thể dừng lại. Vậy nên, thời chiến có anh hùng trong chiến tranh, thời bình có anh hùng trong lao động là lẽ đương nhiên. Để đất nước phát triển đi lên, mỗi tập thể và cá nhân phải thi đua, sẵn sàng cống hiến nhiều nhất sức lực và trí tuệ của mình vì tương lai tươi sảng của dân tộc. Người Việt Nam chân chính có quyền khẳng định rằng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Người Việt Nam yêu nước không thể chấp nhận hạng người tiểu nhân như Nguyễn Nguyên Bình.

Bốn là, việc xem xét thành tích, công lao của tập thể, cá nhân để được khen thưởng trong phong trào thi đua yêu nước do Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp đánh giá, cao nhất là Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch; người đứng đầu các cấp hành chính Nhà nước, các cơ quan, đơn vị… ra các quyết định khen thưởng theo pháp luật quy định. Các cấp ủy Đảng có chức năng lãnh đạo đảm bảo cho hoạt động thi đua, khen thưởng đi đúng chủ trương, đường lối. Cả một guồng máy vận hành theo Luật Thi đua Khen thưởng, vậy cớ sao Nguyễn Nguyên Bình lại bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc hoạt động thi đua, khen thưởng; bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ Đảng?

Xin được ngừng lời, chỉ thương thay cho những “thằng Bờm” thời nay đã vứt mẩu xương cho Nguyễn Nguyên Bình. Lời lẽ xuyên tạc, đánh lén của Nguyễn Nguyên Bình chẳng khác nào câu chuyện “thằng Bờm nuôi chó săn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét