Để tiến tới “vinh danh” cá nhân nào đó cho giải thưởng “Nhân quyền Việt Nam”, như thường lệ, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (MLNQVN) lại ráo riết tổ chức các hoạt động quảng bá, vận động các ứng viên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng.
Năm
nay, nhân danh “đấu tranh nhân quyền” để chống phá, tổ chức MLNQVN đã lên hẳn
một chiến dịch khá dày công. Tuy nhiên, cũng như nhiều hoạt động trước đó,
chiến dịch đề cử “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm 2020” không có nhiều điểm
mới, chỉ là trò bổn cũ soạn lại. Sự lặp lại thường niên khiến cho “Giải thưởng
nhân quyền Việt Nam” chỉ là một trò “tấu hài”, nơi tụ tập làm “màu” của những
đối tượng phụ bạc với quê nhà.
Trong
cái gọi là “Thông báo kêu gọi đề cử ứng viên giải thưởng nhân quyền Việt Nam
năm 2020” được phát đi ngày 7/7/2020 của tổ chức này nói rằng, giải nhân quyền
Việt Nam do MLNQVN thành lập từ năm 2002 và được trao hàng năm, nhằm tuyên
dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam.
Giải nhân quyền Việt Nam còn nhằm bày tỏ tính liên đới của người Việt khắp nơi
đối với những người đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người và công lý cho
mọi người dân Việt Nam.
Từ
ngày thành lập đến nay, MLNQVN đã “tuyên dương” 47 cá nhân và 4 tổ chức có
“những thành tích đấu tranh xuất sắc, trải qua nhiều hy sinh gian khổ và gây
được nhiều ảnh hưởng trong công cuộc vận động nhân quyền và dân chủ cho toàn
dân”.
Tổ
chức này thông báo: “Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2019 đã được trao cho Mục sư
Nguyễn Trung Tôn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Luật sư Lê Công Định trong một
buổi lễ long trọng tại trụ sở Thượng viện Canada nhân Ngày Quốc tế nhân quyền
lần thứ 71”.
Đồng
thời, cho biết: “Giải Nhân quyền Việt Nam năm nay sẽ được tổ chức nhân dịp Ngày
Quốc tế nhân quyền lần thứ 72 vào tháng 12 năm 2020. MLNQVN mong ước đón
nhận được nhiều hồ sơ đề cử ứng viên xứng đáng từ các đoàn thể và cá nhân trong
cũng như ngoài nước. Kết quả việc tuyển chọn sẽ được chính thức công bố vào
trung tuần tháng 11 năm 2020”.
Ngoài
ra, bản thông báo còn đưa ra những tiêu chuẩn có tính tổng quát cho các ứng
viên được đề cử như: phải là một cá nhân hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt
Nam; đã có thành tích đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền cho người dân Việt
Nam và việc đấu tranh của họ đã tạo được “ảnh hưởng tích cực” tại quốc nội cũng
như ở hải ngoại.
Từ
nội dung của bản thông báo có thể thấy, không có nhiều sự khác biệt với các
giải thưởng có tính chất tương tự được các tổ chức chống phá Việt Nam thực hiện
trong nhiều năm qua. Có thể kể đến như “giải thưởng Hellman/Hammet” của tổ chức
Theo dõi Nhân quyền (HRW), “giải thưởng Stephanus” của Hiệp hội Quốc tế nhân
quyền tại Ðức; “giải thưởng quốc tế Gruber” của Nghiệp đoàn Luật sư quốc tế,
rồi “giải nhân quyền Gwangju”... Ngoài ra, còn có một số giải thưởng và danh
hiệu như “công dân mạng” của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), “Phụ nữ
tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận” của tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế
(IFEX) có trụ sở tại Canada, giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới” của Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ...
Trên
các diễn đàn, các tổ chức này rêu rao việc trao giải thưởng với những mục đích,
ý nghĩa hết sức cao đẹp như: nhân danh, đề cao vấn đề quyền con người; xem việc
ngợi ca những cá nhân tranh đấu cho lý tưởng nhân quyền là cách để thúc đẩy,
làm cho quyền con người được thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Đó cũng
là những thứ tiêu chuẩn có tính phổ quát, được công nhận trên toàn thế giới chứ
không riêng gì ở Việt Nam.
Do
đó, những ứng viên, rồi chủ nhân các giải thưởng này khi “vinh danh” đều được
tung hô với những ngôn từ hết sức mĩ miều, như: “nhà tranh đấu bất bạo động cho
lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”; “tự nguyện dành toàn thời gian dấn thân vào
con đường tranh đấu vì quyền lợi của giới lao động”; “một nhà tranh đấu dũng
cảm cho nhân quyền và dân chủ tự do cho Việt Nam, giữ vững lập trường, không
bao giờ từ bỏ lý tưởng, và phấn đấu không ngừng cho công lý, nhân phẩm và tự
do”...
Tuy
nhiên, ngay sau lớp câu từ mỹ miều đó là sự thật khôi hài. Cái phần quan trọng
nhất, cần quan tâm nhất trong mọi giải thưởng là đối tượng xét giải phải đạt
tiêu chuẩn gì thì bản danh sách trình lên đã phơi bày tất cả: đó là những cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật, đang bị điều tra hoặc chịu án tù thuộc nhóm
tội danh xâm phạm an ninh quốc gia.
Lẽ
ra cá nhân tôn vinh giải thưởng nhân quyền phải là những người có thành tích,
cống hiến, đem lại thành quả vì quyền con người thì ngược lại, những cá nhân
trong các giải thưởng dạng này lại là đối tượng vi phạm nhân quyền, thậm chí vi
phạm nghiêm trọng, chà đạp nhân phẩm, quyền con người, bị dư luận đấu tranh,
lên án. Với một thực tế như vậy, khi nêu ra, dư luận sẽ nhận diện được đâu là
bản chất, mục đích của những giải thưởng kiểu này!
Trong
thông báo của mạng lưới nhân quyền Việt Nam cho thấy, đã có 3 cá nhân được tổ
chức này vinh danh năm 2019 là Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Lê
Công Định. Mặc dù bản thông báo cho biết buổi lễ “vinh danh” 3 cá nhân này được
tổ chức long trọng tại trụ sở Thượng viện Canada nhân Ngày Quốc tế nhân quyền
lần thứ 71, song nó vẫn không khiến người ta quên rằng, 3 cá nhân đó đều đã
từng chịu những bản án tù với các tội danh như “Tuyên truyền chống nhà nước
CHXHCN Việt Nam”, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Bộ
luật Hình sự Việt Nam. Và chỉ cần nhắc tới điều này thôi, một người bình
thường, ít tham gia, bình luận những vấn đề chính trị, thể chế cũng sẽ đặt ra
câu hỏi: Tại sao mạng lưới nhân quyền Việt Nam lại công khai vinh danh những
đối tượng chống chính quyền nhân dân, chống lại quê hương đất nước mình? Điều
đó lật tẩy việc họ đưa ra giải thưởng, tung hô với những ngôn từ mỹ miều chỉ là
trò lừa bịp, nhằm che đậy động cơ chống phá.
Bất
chấp thực tế những ứng viên, rồi chủ nhân của giải thưởng nhân quyền Việt Nam
hàng năm là những cá nhân có hoạt động chống Đảng, nhà nước, nhân dân, vi phạm
pháp luật, xâm phạm nhân quyền và chịu tù đày, song các tổ chức nói trên đã
dùng chiêu thức đánh lận bản chất, cố tình “vinh danh” và kêu gọi cộng đồng, dư
luận ủng hộ. Tổ chức MLNQVN đã cố tình đổi trắng thay đen, làm đảo ngược mọi
giá trị, biến những tên tội phạm, những kẻ chống phá nguy hiểm thành những “anh
hùng”, những “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”…
Thực
tế, nhiều người đã lên tiếng phản đối chiêu bài được đội lốt, nhân danh, núp
bóng nhân quyền. Âm mưu của các tổ chức sử dụng chiêu trò này không gì khác là
thúc đẩy những hành vi từ chỗ bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị thành “lí
tưởng”, nhen nhóm tiến tới những cuộc cách mạng màu, những cuộc bạo loạn từ bên
trong đất nước như đã từng diễn ra tại một số quốc gia trên thế giới như ở khu
vực Trung Đông, Đông Âu...
Ngoài
ra, xuất phát từ những tiêu chuẩn được đề cập trong các bản thông báo có thể
thấy thêm sự khác biệt trong quan niệm, đánh giá về nhân quyền. Lẽ ra khi đánh
giá nhân quyền, phải xem xét từ những thành tựu mà mỗi Nhà nước đã mang lại cho
người dân.
Trong
khi đó, tiêu chuẩn của “giải thưởng nhân quyền Việt Nam” và nhiều giải thưởng
tương tự chỉ là “đã có thành tích đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền cho
người dân Việt Nam” và “việc đấu tranh của họ đã tạo được ảnh hưởng tích cực
tại quốc nội cũng như ở hải ngoại”. Nghĩa là, trong tiêu chuẩn kép được nói
đến, họ quá đề cao vai trò, tiếng nói của người dân trong khẳng định, thực thi
quyền con người mà quên mất rằng, nhà nước với vai trò, địa vị pháp lý của mình
đã nỗ lực để bảo vệ, bảo hộ cho nhân quyền, quyền con người được thực hiện đầy
đủ trên thực tế. Quá đề cao tiếng nói, lại là tiếng nói một chiều của những đối
tượng phạm tội, chống phá đất nước mà xem nhẹ, thậm chí bỏ qua những đóng góp
của nhà nước đối với vấn đề nhân quyền, thực thi nhân quyền chính là lí do
chính yếu khiến các quốc gia bảo hộ cho các giải thưởng kiểu này khó tìm được
tiếng nói đồng thuận.
Như
vậy, có thể thấy, ngay việc nhận thức, khái niệm về nhân quyền của MLNQVN là
sai lệch, phiến diện. Điều họ hướng đến là thông qua giải thưởng này để “lên
dây cót” tinh thần, vừa giúp đỡ về vật chất cho các đối tượng chống phá trong
nước, đồng thời tạo ra cớ để khuếch trương thanh thế, nhận sự hà hơi tiếp sức -
đặc biệt là về tài chính, từ các thế lực thù địch bên ngoài. Họ đã cố gắng tô
vẽ, dựng các cá nhân chống đối dưới những danh xưng hão huyền như “nhà báo tự
do”, “nhà hoạt động dân chủ”, “tù nhân lương tâm”... nhưng họ không thể che đậy
được bản chất đằng sau những chiến dịch tuyên truyền, quảng bá và “vinh danh”
này. “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2020” cũng như các năm trước là hoạt
động trong âm mưu “diễn biến hòa bình”, tạo đà cho hành động can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam của chính giới, các tổ chức thù địch.
Kiên
định gắn liền với đổi mới, sáng tạo
Độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là sự lựa chọn của lịch sử. Đi theo
chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục tiêu xuyên
suốt, được xây đắp, bảo vệ bằng xương máu của bao thế hệ người dân đất Việt. Sự
lựa chọn và kiên định đó đã đem lại thành quả, để đất nước có “vị thế và cơ đồ”
như ngày hôm nay. Bởi vì chủ nghĩa, tư tưởng, chế độ ấy bảo vệ lợi ích của
quảng đại quần chúng nhân dân, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
lao động, có Đảng Cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp công nông lãnh
đạo, tổ chức cách mạng, vì lợi ích của dân tộc, nhân dân.
Chính
vì vậy, trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại Hội XIII của Đảng,
đưa đất bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH;
kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN”. Đây là nền tảng vững chắc của Đảng ta. Thực hiện công cuộc đổi mới, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Tuy nhiên đổi mới không phải là “đổi màu”, “hòa tan” như các thế lực thù
địch mong muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét