Những ngày qua, trước diễn biến phức tạp do bão lũ gây ra tại miền Trung, các cơ quan ban, ngành Trung ương và địa phương đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng đã gửi lời chia buồn đến những gia đình có người thân bị nạn do lũ
lụt, thăm hỏi, động viên và kêu gọi cả nước chung sức, đồng lòng giúp đỡ bà con
vùng lũ; Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Ban Bí thư đã có các công điện chỉ
đạo, đồng thời cử các đồng chí lãnh đạo trực tiếp xuống địa bàn, cùng cấp ủy,
chính quyền triển khai các giải pháp gấp rút, kịp thời cứu nạn, cứu hộ. Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó liên quan đến tình
trạng sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng tại thủy điện Rào Trăng 3. Bộ máy chính
quyền cơ sở đã tăng cường các biện pháp, công tác để đối phó với tình trạng bão
lũ đang diễn biến phức tạp.
Trong lúc Đảng, Nhà nước, người dân
đang nỗ lực, đồng lòng để ứng phó, giải quyết hậu quả bão lũ thì số đối tượng
chống đối chính trị, phản động lại ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ tình
đoàn kết quân dân, tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam bằng những thủ đoạn
nham hiểm.
Một số trang tin của tổ chức khủng
bố “Việt Tân”, “Nhật ký yêu nước”... ra sức đăng tải những thông tin sai trái,
vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến công tác phòng, chống bão lũ
tại các tỉnh miền Trung. Đáng chú ý, trang tin phản động “Nhật ký yêu nước”
thường xuyên đăng tải thông tin tuyên truyền, cắt ghép hình ảnh, video... để vu
cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc như: “Đại dịch COVID 19,
kinh tế suy thoái cộng thêm lũ lụt, người dân lâm vào khó khăn, đói kém, vậy mà
Đảng Cộng sản vẫn tưng bừng tổ chức đại hội...”. Những thông tin mang tính quy
kết “gắp lửa bỏ tay người”, các tổ chức phản động, chống đối liên tục tung ra
nhằm gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận quần chúng, mục đích nhằm gây
chia rẽ giữa người dân với Đảng, chính quyền. Mục đích của các đối tượng nhằm
hướng lái dư luận hiểu sai lệch, cho rằng Đảng, Nhà nước và chính quyền địa
phương không quan tâm đến đời sống dân sinh, bỏ mặc người dân trong tình cảnh
khốn khó, cần sự che chở, giúp đỡ nhất. Rằng việc chi ra một số tiền lớn từ
tiền thuế do người dân đóng góp để tổ chức đại hội Đảng các cấp lúc này “không
khác gì Đảng đang diễn vở kịch trên nỗi đau của đồng bào”. Đơn cử những
luận điệu chống phá, công kích trên là một số linh mục chống đối như N.P. Trên
trang facebook của N.P bình luận về mối tương quan giữa việc tổ chức đại hội
Đảng và khó khăn người dân vùng lũ miền Trung đang phải gồng gánh, cố gắng vượt
qua với những lời lẽ quy kết, xuyên tạc bản chất của công tác đại hội Đảng tại
các tỉnh, thành phố, coi đó là “hội nghị giành ghế của những cuộc đấu đá nội
bộ, mua quan bán chức một cách có hệ thống và đã tồn tại từ lâu”; vu cáo “mặc
cho dân tình đói khổ, chết chóc, lụt lội, nghèo khó... thì đại hội nào cũng được
hệ thống báo chí tuyên truyền là thành công tốt đẹp và được sự ủng hộ nhiệt
tình của người dân”!
Những luận điệu trên là một trong
những thủ đoạn chống phá trước, trong thời điểm diễn ra đại hội Đảng các cấp,
tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Ở đây, các đối tượng chống phá đã
cố tình lợi dụng tình hình thiệt hại do lũ lụt để vẽ ra bức tranh sai lệch,
tương phản giữa người dân vùng lũ và việc tổ chức đại hội Đảng các
cấp. Thủ đoạn được chúng sử dụng và thực hiện ở đây là lợi dụng hai sự
việc diễn ra cùng một thời điểm để so sánh, tạo nên sự tương phản. Từ đó, cung
cấp cho dư luận, những người quan tâm sự đối sánh có tính mâu thuẫn cao và
hướng đến mục đích chính là xuyên tạc “sự bàng quan, lãnh đạm của Đảng, nhà
nước”, cho rằng Đảng chỉ quan tâm tới công tác đại hội của mình mà bất chấp
tính mạng, tài sản của người dân trong bão lũ. Đây những luận điệu chống
phá của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, cố tình xuyên tạc sự
thật, đưa ra những luận điệu sai trái nhằm gây hiểu nhầm trong công chúng, chia
rẽ mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Trên thực tế, với sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị, nỗ lực, tinh thần đoàn kết của người dân, công tác phòng,
chống bão lũ đang được các địa phương xử lý tích cực. Trong cuộc chiến chống
thiên tai, đã có những hi sinh, mất mát vô cùng thương tâm khi 13 cán bộ, chiến
sĩ trong đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và chính quyền Thừa Thiên -
Huế hi sinh. Các anh đã mãi mãi ra đi, hy sinh vì đất nước, vì nhân dân.
Hưởng ứng sự kêu gọi của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã
chung sức, đồng lòng hướng về người dân vùng lũ miền Trung với bằng cả tấm lòng
sẻ chia “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ấy vậy mà các đối tượng phản
động, chống đối vẫn “nước đục thả câu”, lợi dụng cơ hội này để tuyên truyền
chống Đảng, Nhà nước, chống phá đại hội Đảng các cấp, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân. Điều này càng thể hiện sự vô nhân tính những kẻ phản dân, hại
nước. Những kẻ đội lốt dân chủ, nhân quyền xuyên tạc tàn nhẫn trên nỗi đau
thương, mất mát khi nói rằng “Cán bộ vốn sợ chết? Tại sao đoàn cán bộ lại hấp
tấp đi vào vùng rừng núi đang lũ và sạt lở như vậy”. Thậm chí còn bịa đặt trắng
trợn rằng 99% các dự án thuỷ điện có tài sản, lợi ích của các cán bộ trong đoàn
cứu hộ. Những kẻ này bịa đặt rằng, cùng với dự án thuỷ điện, có công ty tư
nhân đằng sau của một số cán bộ trong đoàn cứu hộ, khai thác bán gỗ, bán rừng
nguyên sinh, rừng phòng hộ, bán khoáng sản như vàng và kim loại quý, từ đó quy
kết cán bộ lại cấp tập băng rừng cứu hộ vì lý do này... Các đối tượng đã
tung lên nhiều trang mạng hải ngoại, phản động, nhiều trang thừa cơ dẫn lại,
phân tích, suy diễn, xuyên tạc chống phá. Để lan rộng, số này tung lên mạng xã
hội facebook, youtube… những tài khoản có nhiều người theo dõi để tạo làn sóng
chỉ trích, miệt thị.
Với truyền thống đoàn kết, tương
thân, tương ái của dân tộc, đó chính là thứ vũ khí, sức mạnh mềm để chúng ta
đương đầu, đánh thắng nhiều thế lực ngoại xâm cũng như chung tay vượt qua các
đợt thiên tai. Trong lúc này, truyền thống đó đang được đồng bào cả nước
thể hiện sâu sắc thì thực sự đáng lên án khi trong đó có những tiếng nói dù
mang dòng máu Việt lại thể hiện sự lạc điệu, bất nhân, bất nghĩa.
Từ thực tiễn công tác phòng chống
thiên tai những năm qua và thực tiễn lũ
lụt miền trung cần có những giải pháp cơ bản để từng bước hạn chế sự tác động
của thiên tai như sau: Trung ương cần có giải pháp kiên quyết
và hiệu quả hơn để ngăn chặn được sự suy giảm, phát triển của đồi rừng bền vững
và từng bước trả lại môi trường sinh thái kể cả rừng đầu nguồn, rừng ven biển
và rừng ngập mặn.Quan tâm đầu tư cho các đơn vị cơ sở xã, phường nhất là vùng
sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ cao về phương tiện cứu hộ, cứu nạn, dự trữ các
nhu cầu thiết yếu lương thực, thực phẩm, thuốc men.. để phục vụ ứng cứu và khắc
phục kịp thời hậu quả của thiên tai. Cần có quy định để các ngành, các cấp,
các địa phương khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần
lấy quy hoạch phòng chống bão lũ làm một tiêu chí quan trọng để chọn phương án
phù hợp. Tiếp
tục qua tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình phòng,
chống thiên tai như kiên cố hóa hồ đập, hệ thống đê sông, đê biển, đường cứu hộ,
cứu nạn, một số công trình ngăn mặn, giữ ngọt để ứng phó với hiện tượng nước biển
dâng và chua mặn lấn sâu vào nội địa; đồng thời tăng cường công tác dự báo, dự
tính bằng cách bố trí thêm một số trạm đo thuỷ văn, khí hậu ở vùng thượng nguồn
và ven biển để đo đạc tính toán, cung cấp thông tin dự báo đầy đủ và tin cậy
hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét