CẢNH GIÁC VÀ BÁC BỎ NHỮNG LUẬN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ THÀNH TỰU GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đặc
biệt, có vai trò quyết định đến tiến trình phát triển lâu dài của đất nước. Đảng ta luôn
xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, “tạo đột phá trong đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo”. Tuy nhiên, gần đây, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá
cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực, trong đó có phủ nhận thành tựu giáo dục,
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, chúng lợi dụng những sai sót, “hạt sạn”
trong việc biên soạn, phát hành và sử dụng bộ sách giáo khoa mới. Từ đó, với
mưu đồ xuyên tạc tình hình đất nước, chế độ, một số người có cái nhìn thiếu
khách quan, toàn diện, các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận thành tựu to lớn
của nền giáo dục nước ta. Chúng đưa ra những luận điệu: “nền giáo dục Việt Nam
là nền giáo dục dối trá từ trên xuống dưới”, “công cuộc cải cách giáo dục đã
hoàn toàn thất bại”, RFA: “Tiếp tục chuyện dài sách giáo khoa của Việt Nam”; “Độc quyền
xuất bản sách giáo khoa: “Một sai lầm hết sức tệ hại”v.v. Đây là bài viết nhằm
xuyên tạc, phủ nhận thành tựu của nền giáo dục nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc của chúng
về vấn đề này là việc làm cấp thiết.
Việc cần thiết đặt ra, đối với mỗi người dân là phải nêu cao cảnh giác với một số luận điểm của các thế lực thù địch lợi dụng việc cải cách, đổi mới căn bản Giáo dục và đào tạo để thực hiện mưu đồ ở những nội dung sau:
Một là, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của nhà nước về Giáo dục và đào tạo. Một số yếu kém trong Giáo dục
và đào tạo được họ khai thác triệt để, cho rằng đó là do lỗi của sự lãnh đạo và
quản lý. Ở đây, họ chỉ nhìn thấy lỗi, thấy khuyết điểm mà không hề thấy những
thành quả to lớn của giáo dục đã đạt được, những thành quả đó là nhờ có sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước XHCN. Xuyên tạc, đổ lỗi cho thể chế chính
trị tác động, giáo dục nặng về chính trị, tư tưởng cho nên chương trình, nội
dung nặng nề. Mà trên thực tế bất cứ nền giáo dục nào cũng đều phải hướng đến mục
tiêu đào tạo ra những thế hệ nguồn nhân lực có lý tưởng, biết vì dân tộc, vì quốc
gia mình trên cơ sở nắm vững tri thức khoa học của nhân loại.
Hai là, phóng đại một số hiện tượng tiêu cực,
yếu kém trong Giáo dục và đào tạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào giáo
dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước XHCN. Thậm chí nguy hại hơn, một số người tiếp tay đưa những tin sai trái,
đã a dua cho thêm vài tình tiết, giới thiệu thêm hình như chỗ này, chỗ nọ cũng
có tiêu cực, yếu kém… vô tình đã tuyên truyền không công cho địch.
Ba là, sính ngoại, trừ nội trong vấn đề
giáo dục. Giáo dục Việt Nam phải xây dựng từ điều kiện tự nhiên, về văn hóa, về
con người, từ kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam kết hợp với những thành quả
khoa học của nhân loại. Giáo dục nước ngoài mặt này, mặt khác tiến bộ khi chúng
ta nhìn vào, nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả trong điều kiện cụ thể của nước
ta, cho nên chúng ta chỉ có thể tham khảo, tiếp thu những điểm, những cách làm
xét thấy phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta không đóng cửa,
nhưng cũng không thái quá trong vấn đề mở của giáo dục.
Thời gian tới,
đổi mới giáo dục Việt Nam cần phải nỗ lực loại
bỏ những tiêu cực, khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm tiếp tục phát triển
nền giáo dục nước ta ngang tầm khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
nâng cao dân trí, bồi dưỡng, phát triển nhân tài trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước những luận điểm sai lệch,
xuyên tạc, theo mục tiêu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
QUÂN NGỌC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét