Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Cần nhận thức đúng đắn xoay quanh vụ án Đồng Tâm

 Những ngày vừa qua, phiên tòa xét xử vụ án giết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Đây là một phiên tòa hình sự, tuy nhiên các thế lực chống phá đã cố tình chụp mũ “khiếu kiện dân oan” để hướng lái, xuyên tạc bản chất vụ án, tạo điểm nóng miệt thị Đảng, Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng.

Do đó trong vụ án này chúng ta cần nhận thức rõ bản chất của vụ việc:

Thứ nhất, về nguyên nhân gây khiếu kiện đất đai: Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết quy chụp “chính quyền cướp đất của dân”, cho rằng người dân bị lấy đất canh tác vô cớ, kiện cáo không được giải quyết, từ đó họ bị đẩy đến “bước đường cùng”. Đây là thông tin hoàn toàn sai, đánh lận bản chất hoàn toàn. Thanh tra Chính phủ đã khẳng định theo quy định của pháp luật về đất đai, toàn bộ sân bay Miếu Môn là đất Quốc phòng, được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội giao cho các đơn vị Quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích Quốc phòng. Các hồ sơ, giấy tờ hiện có chứng minh rõ hiện trạng đất quốc phòng, không mập mờ khuất tất.

Thứ hai, việc giải quyết khiếu kiện của người dân, nhiều thông tin nói rằng: chính quyền đã không chọn giải pháp đối thoại, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của dân mà lại “đối đầu”, từ đó chỉ trích cách hành xử của chính quyền, công an. Đây là kiểu suy diễn bỏ qua thực tế. Chúng ta thấy rằng vụ việc Đồng Tâm, đơn từ khiếu kiện cũng như các bức xúc diễn ra nhiều năm nay. Chính quyền từ huyện đến Trung ương đã vào cuộc giải quyết, trong đó có nhiều cuộc thanh tra của Thành phố Hà Nội, rồi Thanh tra Chính phủ. Như vậy không thể nói chính quyền “phớt lờ đối thoại” hay không giải quyết khiếu kiện của người dân. Trong giải quyết khiếu kiện liên quan đến đất đai, chúng ta thấy rõ những phức tạp, khó khăn nhất là việc đền bù cho hợp lý. Ở đây cần nhận thấy, liên quan đến việc sử dụng đất quốc phòng tại địa bàn do chính quyền tại đây buông lỏng nên xảy ra tình trạng thời gian dài, nhiều khu đất bị lấn chiếm xây nhà trái phép. Khi giải quyết những tồn tại này chính quyền TP Hà Nội đã có các mức tính toán đền bù hợp lý. Do vậy các phần tử cơ hội đưa ra những câu từ như “cướp đất của dân”, “chèn ép” là luận điệu mang tính xảo trá, kích động.

Thứ ba, cần phân biệt rõ ranh giới giữa kiến nghị của người dân với hành vi lợi dụng, cố tình phạm tội. Lê Đình Kình từng là Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm giai đoạn 1981 -1982, hơn ai hết hiểu rõ nguồn gốc đất nhưng vì lợi ích bản thân, gia đình nên đã quyết liệt chống đối đến cùng. Động cơ của đối tượng trong vụ án còn nhằm gây sự chú ý, nhận tài trợ của tổ chức khủng bố. Do vậy chúng ta không thể gọi từ nhân dân Đồng Tâm nói chung mà phải tách biệt nhân dân với những kẻ phạm tội, gây tội ác.

Thứ tư, về thực thi nhiệm vụ của lực lượng công an. Trong nhiều bài viết các đối tượng đã xuyên tạc việc thực thi nhiệm vụ bảo vệ pháp luật của lực lượng Công an thành “chiến dịch phi pháp”, “bạo lực nhà nước”, “trấn áp dân”, “giết người vô tội” từ đó miệt thị công an, kích động chống phá. Về vấn đề này chúng ta cần nhận thức rõ: Trước khi tình hình diễn biến phức tạp tại xã Đồng Tâm, Công an đã có kế hoạch bảo đảm ANTT ngoài nhiệm vụ bảo đảm choi LL tham gia xây dựng công an còn triển khai LL bảo vệ trụ sở Đảng, UBND xã, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Ngày 08.1.2020 Lê Đình Công biết thông tin về LL công an sẽ về thôn Hoành nên thông báo cho các đối tượng bàn bạc cách thức tấn công, chúng tập trung vũ khí ở tầng 2 nhà ông Lê Đình Kình đợi công an đến sẽ đánh kẻng báo động, đồng loạt lên mái nhà tấn công.

                                                                                   N. V. T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét