Trải qua các thời kỳ thực tiễn đấu
tranh khốc liệt, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và từ đó đến nay,
luôn đứng vững trên vũ đài chính trị, lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam đánh đổ
hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến và bè lũ đế quốc, xây dựng một nước Việt
Nam mới gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Vị thế, vai trò lãnh đạo của
Đảng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, được nhân dân suy tôn là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn thể dân
tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay, các thế lực thù địch chống Việt Nam
thường xuyên tuyên truyền luận điệu xuyên tạc. Bằng nhiều hình thức, chúng tung
ra hàng trăm, hàng nghìn luận điệu khác nhau, tấn công vào vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng sử dụng các trang mạng xã hội để tập trung đả kích
phá hệ thống lý luận và nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền, phá hoại việc thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ uy tín
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chia rẽ nội bộ Đảng, đặc biệt trong thời điểm diễn ra
đại hội Đảng các cấp và kiện toàn bộ máy nhân sự nhà nước ở Trung ương; kích
động nhân dân, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng... Rõ ràng, các thế lực thù
địch luôn tìm cách tấn công, nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Mục đích là thông qua hoạt động phá hoại tư tưởng để tác động, nhằm thay đổi
nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên vào vai
trò lãnh đạo của Đảng, vào tính tất yếu về sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của
Đảng, từ đó lôi kéo các tầng lớp nhân dân vào con đường chống lại Đảng, hình
thành nên các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập tại Việt Nam, tiến tới thiết
lập cơ chế đa nguyên, đa đảng.
Thực tế đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt
Từ đó, có thể thấy rằng, luận điệu “Ở quốc gia mà chỉ có một
đảng duy nhất lãnh đạo như Việt Nam thì không có dân chủ, sẽ đưa đất nước, dân
tộc đi vào ngõ cụt” là một luận điệu hết sức nguy hiểm, bởi nó cố tình đánh
đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển; cổ súy cho việc
thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam.
Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 17/12/1998, của Bộ Chính trị về
Chiến lược an ninh quốc gia khẳng định: “Bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam; không chấp nhận đa nguyên chính trị; không để hình thành tổ
chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng và Nhà nước”. Chỉ thị số
05-CT/TW, ngày 14/10/2006, của Bộ Chính trị về tăng cường công tác lãnh đạo đảm
bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới một lần nữa nhấn mạnh: “Trong bất
cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững
chắc an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Không để xảy ra khủng
bố, phá hoại, bạo loạn chính trị, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự; kiên
quyết không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nội địa; không để
kẻ xấu lợi dụng tự do báo chí để vu khống, bôi đen Đảng và Nhà nước ta”.
Điều này cho thấy, quan điểm nhất quán của Đảng ta là không chấp nhận đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập. Bởi, thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa
với việc sẽ có dân chủ, với việc sẽ đưa đất nước phát triển. Thực tiễn, nhiều
nước đã chứng minh rằng, có những nước đa đảng nhưng vẫn thuộc loại nghèo nhất
trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có những nước chỉ một đảng lãnh đạo nhưng vẫn là
nước rất phát triển với đời sống nhân dân sung túc. Điều đó có nghĩa là đa
nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho sự phát triển. Vấn đề quan trọng nằm
ở chỗ không phải là đa đảng hay một đảng lãnh đạo mà quan trọng nhất đó là
đường lối lãnh đạo đúng đắn của đảng cầm quyền.
Với sự cố gắng nỗ lực của toàn dân, toàn quân và dưới sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh và bền
vững trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét