Đa
nguyên về chính trị và đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị
tư sản trên thế giới hiện nay. Vì mục đích giành lấy chính quyền để bảo vệ lợi
ích của giai cấp mình, các đảng chính trị tư sản thể hiện rõ nhất vai trò và thế
mạnh của mình trong các cuộc tranh cử, đến lượt mình, vận động tranh cử trở
thành một trong những chức năng quan trọng nhất khẳng định sự tồn tại của các
chính đảng.
Bầu
cử ở Mỹ, phương Tây hay các nước theo chế độ tư sản khác là một chế định pháp
luật của nhà nước tư sản được quy định rất chặt chẽ, nhưng từ trước đến nay vẫn
luôn luôn diễn ra những cuộc bầu cử không công bằng, thậm chí là gian lận. Mỹ
là nước luôn tự cho mình là có nền dân chủ phát triển hoàn thiện nhất thế giới
để các nước khác phải noi theo, có nhiều đảng phái chính trị, nhưng hầu như
trong suốt lịch sử chỉ là sự luân phiên kiểm soát của hai đảng Dân chủ và Cộng
hoà. Thực tế này hoàn toàn có thể hiểu được, vì không ai khác ngoài những người
của hai đảng trên đang nắm giữ các vị trí then chốt trong chính quyền và chính
họ là người đã đề ra các "luật chơi", thiết kế các quy tắc bầu cử để
bảo vệ sự độc quyền lưỡng đảng và phong toả con đường chiến thắng của các đối
thủ khác.
Ở
các nước tư bản, về hình thức thì có vẻ các đảng chính trị đều "tự
do", "bình đẳng" trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả
năng trở thành đảng cầm quyền, tuy nhiên trong thực tế các cuộc bầu cử thì chỉ
có các đảng lớn và được sự hậu thuẫn của các tập đoàn tư bản độc quyền mới có
khả năng chiến thắng. Bởi vì, việc giành chiến thắng của các đảng này là bảo vệ,
phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản, của thiểu số trong xã hội đó là giai cấp
tư sản. Qua thể chế bầu cử ở Mỹ, các nước tư bản phương Tây, chúng ta cũng thấy
rất rõ rằng, tiền bạc ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong đời sống
chính trị và làm hoen ố nền dân chủ của nó. Từ trước đến nay, cả pháp luật và
văn hóa tư sản hầu hết đều bảo vệ và đề cao người giàu. Pháp luật Mỹ quy định
người ứng cử vào các cơ quan quyền lực phải có một lượng tài sản lớn làm vật bảo
đảm. Ngoài ra, các ứng cử viên còn phải có tiền để tiến hành các chiến dịch vận
động tranh cử hết sức tốn kém. Do đó, trên thực tế, chỉ có những triệu phú, tỷ
phú mới có cơ hội tham gia bộ máy chính quyền. Thực chất cái gọi là "nền dân
chủ Mỹ" chỉ là nền dân chủ của nhà giàu.
Bên
cạnh đó, chế độ đa đảng ở phương Tây, về bản chất, cũng là dựa trên cơ sở nhất
nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản.
Qua bầu cử, đảng có đa số phiếu thì lập chính phủ điều hành công việc, các đảng
khác là đối lập, mà chính các học giả tư sản gọi là đối lập trung thành, nghĩa
là không thách thức các thể chế chủ yếu của chế độ tư bản, chỉ phê phán và phản
đối một số chính sách cụ thể của chính phủ. Mỗi khi phái đối lập giành thắng lợi
trong tuyển cử và lên cầm quyền, thì họ vừa khuyếch trương lợi thế chính trị của
thế lực tư bản mà mình là đại diện, đồng thời, cố gắng duy trì và củng cố chế độ
tư bản chủ nghĩa.
Tóm
lại, dân chủ hay không dân chủ không phụ thuộc vào số lượng các đảng chính trị,
vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Cái gốc để bảo đảm dân chủ hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong tay
ai. Dưới chủ nghĩa xã hội tư liệu sản xuất nằm trong tay nhân dân lao động và họ
là người làm chủ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản tư liệu sản xuất nằm trong tay một
thiểu số nhà tư bản, nền dân chủ đó là quyền làm chủ của một nhóm tư bản độc
quyền. Còn quần chúng nhân dân chỉ là những người bị thống trị. Chính V.I.Lênin
đã từng khẳng định: “Trong chế độ dân chủ tư sản, bọn tư bản dùng trăm phương
nghìn kế, - chế độ dân chủ “thuần túy” càng phát triển, thì những mưu kế đó
càng tinh xảo và có hiệu quả, - để gạt quần chúng ra, không cho họ tham gia quản
lý nhà nước”.
TRUNG
NGÔ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét