Cụ thể chúng không nhận thức rõ vai
trò điều tiết điện do Nhà nước ta đang thực hiện theo đúng luật pháp đề
ra. Đó là, để thực hiện tốt vai trò điều
tiết hoạt động điện lực, Nhà nước đã có quy định cụ thể tại Điều 66 Luật Điện
lực. Trong đó có một số nội dung được cụ thể hoá về xây dựng các quy định về
vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện; nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá trình thực hiện
cân bằng cung cầu về điện; cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động
điện lực theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 38. Trên cơ sở đánh giá
những thành tựu cũng như những hạn chế của ngành Điện Việt Nam, tại Kết luận số
26-KL/TW ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển
ngành Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng
định chủ trương của Đảng và Nhà nước là:
“Từng bước hình thành thị trường cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức
đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia,
không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ
độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn,
các nhà máy điện nguyên tử. Tham gia hội nhập và mua bán điện với các nước
trong khu vực”, vì vậy, Nhà nước cần thiết đưa ra các phương thức, tìm kiếm các
giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong điều tiết và vận hành thị
trường điện ngày càng hiệu quả hướng đến đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của các tổ
chức, cá nhân và bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của Nhà nước trong cung ứng sản
phẩm “đặc biệt” này.
Như vậy, các thế lực thù địch đã triệt
để xuyên tạc, phủ nhận đường lối lãnh đạo, thành tựu phát triển kinh tế của
Đảng, Nhà nước ta nói chung, ngành điện lực nói riêng, kích động tâm lý hoài
nghi trong xã hội; cổ súy, tung hô việc phát triển nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa, làm mất phương hướng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng và chế độ XHCN, gây bất ổn về tư tưởng, xuất hiện tình thế mới về chính
trị. Lợi dụng tình thế đó, chúng sẽ kích động đòi “dân chủ kinh tế”, yêu
cầu Đảng, Nhà nước phát triển kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây.
Đây là những con đường mà các thế lực
thù địch đang tìm mọi cách, bằng nhiều biện pháp tiến hành thường xuyên hòng
chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần không ngừng nâng
cao cảnh giác để giữ vững môi trường hòa bình phát triển đất nước, không để các
thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét