Nhất Chi Mai
Thời gian qua, cùng với những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế xã hội, đối ngoại, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, công tác PCTN đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về phòng ngừa và phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Đạt được những kết quả tích cực trên là do có sự sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, ráo riết với nhiều quyết sách đúng đắn, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Quốc hội, Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan tham mưu và của các cấp ủy, tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương, nhất là sự nỗ lực rất cao của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN và các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và báo chí.
Tuy nhiên, công tác PCTN chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đạt mục tiêu “ngăn
chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng” mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề
ra. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức
tạp, xảy ra trên diện rộng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, “làm cản
trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thách thức
nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước,
đe dọa sự tồn vong của chế độ”(2).
Từ thực tiễn công tác PCTN thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm đó là:
Một là: Phải
biến quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về PCTN thành hành động thực tế của
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu
và quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ
chức, đơn vị trong công tác PCTN.
Hai là: Trong
đấu tranh PCTN phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện
và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng,
bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham
nhũng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ba
là: Phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về kinh tế - xã
hội và PCTN đồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu
quả. Thực sự chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của
người có chức vụ, quyền hạn; xóa bỏ tình trạng đặc quyền, đặc lợi, kiểm soát có
hiệu quả độc quyền của Nhà nước.
Bốn là: Phát
huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội, nhân dân, cơ quan truyền thông và báo chí, doanh nghiệp,
doanh nhân trong PCTN; phải xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong
xã hội, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Trong từng thời
gian khác nhau phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính
đột phá phù hợp với tình hình của đất nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện.
Năm là: Chú
trọng phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN (Công
an, Viện kiểm sát, Tòa án, Kiểm tra, Thanh tra, Kiểm toán, Ban Nội chính), trước
hết là các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trong các cơ quan tiến hành tố
tụng. Xây dựng các cơ quan, đơn vị này thực sự trong sạch, vững mạnh, có thực
quyền; bảo đảm tính độc lập tương đối trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, có
cơ chế phối hợp chặt chẽ; bảo đảm chế độ, chính sách, phương tiện, điều kiện
làm việc, trách nhiệm cao và sự liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng
cường hợp tác quốc tế về PCTN.
Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng
trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng theo Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phải tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt,
thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các mục tiêu, quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ,
giải pháp PCTN theo Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tập trung khắc
phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét