Văn Tú
Thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, các thế lực thù địch xác định: Chống phá về chính trị là trọng tâm, tư tưởng văn hóa là khâu đột phá, lĩnh vực kinh tế làm mũi nhọn. Riêng đối với kinh tế, chúng xác định, chuyển hóa về kinh tế sẽ chuyển hóa về chính trị… Để thực hiện âm mưu, ý đồ trên, các thế lực thù địch, phản động, đối tượng cơ hội chính trị đã tuyên truyền bằng nhiều luận điệu rằng: Ở Việt Nam hiện nay Đảng và Nhà nước “chèn ép”, không cho kinh tế tư nhân (KTTN) phát triển, “vi phạm” tự do dân chủ làm cho đời sống nhân dân khó khăn… Có thể thấy, đây là những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch nhằm “diễn biến” chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, thể hiện qua những điểm sau đây:
Với nhận thức về
vị trí, vai trò quan trọng và ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dấu mốc quan trọng đầu tiên
đối với khu vực tư nhân đó là Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) “Về tiếp tục đổi mới cơ
chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển KTTN”. KTTN đã chính
thức được khuyến khích phát triển với nhiều giải pháp quan trọng. Nghị quyết
các kỳ Đại hội của Đảng tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh vai trò của khu vực
KTTN. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành
Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về “Phát triển KTTN trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Đây là sự khẳng định mạnh mẽ,
dứt khoát hơn quan điểm của Đảng khi coi kinh tế tư nhân là một động lực quan
trọng của nền kinh tế.
Về thực tiễn,
kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và
đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu
tố sản xuất và các loại thị trường, hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên;
hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã
hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa
ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường cụ thể:
Thứ nhất, về số lượng doanh nghiệp
(DN) và lao động
Tính đến cuối năm 2018, số
lượng các cơ sở kinh doanh trong khu vực KTTN khoảng 6 triệu đơn vị, khoảng 700
nghìn DN. Xét riêng khu vực DN, tỷ trọng số lượng DN ngoài nhà nước (tư nhân)
chiếm khoảng 96-97% trong tổng số DN trong giai đoạn 2010- 2018. Trong khi đó,
số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng từ hơn 4,12 triệu năm 2010 lên trên 5,14
triệu năm 2018, trung bình tăng 3,25%/năm trong cả giai đoạn.
Số lượng DN thành lập mới
liên tục tăng trong giai đoạn 2011-2018, trung bình đạt gần 6,5%/năm. Trong
giai đoạn 2016-2018 cho thấy, số lượng DN thành lập mới đã vượt mức 100 nghìn
DN/năm. Số lượng DN trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 66% đến trên 70,6%
trong giai đoạn 2010- 2016. Theo Tổng cục Thống kê, tổng số lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước (KTNNN) năm 2018
khoảng 45,19 triệu người, chiếm 83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang
làm việc trong nền kinh tế (khoảng 54,25 triệu người). Tỷ trọng lao động làm
việc trong khu vực KTNNN trong tổng số lao động trên 15 tuổi làm việc trong nền
kinh tế, giai đoạn 2010- 2018 dao động từ 83,3- 86,3%.
Thứ hai, đóng góp của khu vực kinh
tế tư nhân
Đóng góp vào GDP: Trong
giai đoạn 2010-2018, đóng góp vào GDP của khu vực KTNNN (bao gồm KTTN và kinh
tế tập thể) chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 43%, trong đó khu vực KTTN chiếm tỷ
trọng từ 38% - 40,6%. Xét ở khía cạnh đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP, tốc
độ tăng trưởng của khu vực KTNNN trong GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của
nền kinh tế.
Đóng góp cho NSNN: Khu vực
KTNNN chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong giai đoạn từ 2010-2017, từ 28,3%
(2010) lên 33,2% (2016). Khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng
cao trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN), từ 26,3% (2010) lên 34,4%
(2016) và hiện là khu vực có tỷ trọng đóng góp cao nhất.
Đầu tư của khu vực KTNNN
trong tổng đầu tư toàn xã hội: Đã vươn lên vị trí số 1 kể từ năm 2015, chiếm tỷ
trọng 38,7% và đạt mức trên 43% năm 2018. Khu vực KTTN có tốc độ tăng trưởng
vốn đầu tư ổn định nhất trong 3 khu vực trong giai đoạn 2011- 2018, dao động từ
7,14% - 18,86% (trung bình đạt 13,2%/năm).
Về tổng tài sản trong kinh
doanh: Khu vực DN tư nhân có tỷ trọng tổng tài sản cao nhất (dao động từ 48,2%
đến 53,5% trong tổng tài sản của khu vực DN). Khu vực này tạo ra doanh thu lớn
nhất trong 3 khu vực (dao động ở mức 50,8% - 56,8%).
Nhìn chung, kể từ khi Nghị
quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) được ban hành, Chính phủ
và các bộ, ngành đã nỗ lực vào cuộc để thực hiện mục tiêu mang đến sự bứt phá
toàn diện cho khu vực KTTN. Phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam có ít nhất 1.5 triệu
doanh nghiệp và năm 2030 khoảng 2 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tốc
độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ chung của nền kinh tế. Đến
năm 2015, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%, đến
năm 2030khoangr 60-65%. Giai đoạn 2012 – 2030 doanh nghiệp của khu vực tư nhân
có mức tăng trưởng bình quân thu nhập của người lao động đạt khoảng 25 – 30%,
tăng trưởng bình quân mức đóng góp vào ngân sách nhà nuowcs đạt khoảng 25%/năm.
Kinh
tế tư nhân đã trở thành “chân kiềng” vững chắc của nền kinh tế Việt Nam”, phát
biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định: Khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 40% GDP, 30%
ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Những thay
đổi về thể chế, chính sách đã tạo nên những thành tựu trong sự phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét