Vào tháng 2 vừa rồi, thế giới phải đối diện với
một thảm họa dịch bệnh vô cùng tồi tệ và đừng quên rằng, đến nay, dịch bệnh vẫn
ám ảnh thế giới bên ngoài. Hồi ấy tại phương Tây, số lượng người nhiễm và thiệt
mạng liên tục tăng cao, tình hình lây nhiễm dịch bệnh tồi tệ. Lúc ấy, Việt Nam
phải đối diện với hai câu hỏi hóc búa: Một là tạm ngừng nhập cảnh với toàn bộ
các chuyến bay vào Việt Nam. Hai là kiểm soát luồng người nhập cảnh dựa trên sự
khai báo thành khẩn về lịch trình di chuyển của họ tại các vùng có dịch.
Tuy nhiên, có một người, hay nói thẳng ra bệnh
nhân số 17, bất chấp quy định phòng dịch được đưa ra, khai báo không trung
thực, che giấu lịch trình di chuyển, không đến cơ quan chức năng để kiểm tra y
tế... Chính vì việc vô trách nhiệm với bản thân và xã hội, bệnh nhân số 17 này
đã lây bệnh cho nhiều người khác, trong đó có người thân của bệnh nhân số 17
rơi vào cảnh “thập tử nhất sinh”, khiến hàng chục triệu người Việt lo lắng, lao
đao, mất ăn mất ngủ.
Câu chuyện đáng nhẽ đã dừng lại từ lâu, nhưng
mới đây, tờ The New Yorker - một tạp chí chuyên bình luận chính trị, xã hội,
phê phán hiện thực khá nổi tiếng tại Mỹ, đã lấy trường hợp của bệnh nhân số 17
để bàn về sự lên án trên không gian mạng.
Điều bất hợp lý đầu tiên mà tờ này phản ánh đó
việc “tẩy trắng” trường hợp BN17 từ một người thiếu trung thực trong việc khai
báo lịch trình di chuyển, cung cấp thông tin gian lận thành một “nạn nhân vô
tình” mắc bệnh. Tờ này đưa ra thông tin về việc người bạn đi cùng BN17 cũng mắc
bệnh trước đó, nhưng tờ này cho rằng những thông tin này không cần thiết phải
đưa ra với cơ quan chức năng tại Việt Nam. The New Yorker cho rằng tại phương
Tây, các thông tin này được bảo mật và “không ai ngoài gia đình và bạn bè của
họ được phép biết rằng họ bị bệnh”. The New Yorker cần phải biết rằng, Việt Nam
có luật pháp của Việt Nam, phương Tây có luật pháp của phương Tây, không thể áp
dụng những quy định của phương Tây vào Việt Nam. Với lại, mỗi ngày có cả vài ngàn
người nhiễm, nếu đưa ra hết lịch trình của từng người thì độ dài bài báo phải
dài tương đương một tập sách Harry Potter. Vậy thì đưa ra làm gì nữa? Thời điểm
“vàng” khống chế dịch bệnh đã qua rồi.
Quy định phòng chống dịch thì như hạch mà lại cứ
tự coi là kiểu mẫu, đòi áp quy định nơi chống dịch kém vào nơi chống dịch tốt
hơn, bắt ép các các quốc gia khác phải tuân theo là thế nào?
Ngoài ra, tại sao BN17 và tờ này không đặt ra
giả thuyết rằng, nếu BN17 khai báo thông tin trung thực, báo cáo đúng lịch trình
di chuyển, chấp nhận cách ly ngay từ đầu thì liệu có ai lên án hay không? Có ai
đào bới thông tin cá nhân hay không? Hãy chú ý rằng, với các trường hợp mắc
bệnh từ nước ngoài về, cơ quan chức năng Việt Nam sẽ chỉ công khai một số thông
tin cơ bản như từ quốc gia nào về, chuyến bay số hiệu bao nhiêu, quê quán, độ
tuổi và kèm theo đó là dòng chữ “đã cách ly sau khi nhập cảnh”.
Ngoài ra, trong hơn 1000 trường hợp nhiễm bệnh
đã được ghi nhận đến nay, có bao nhiêu bệnh nhân bị lên án? Có thể kể thêm
trường hợp BN178, nhưng cũng như BN17, người này bị lên án do khai báo không
trực thực, gây khó rễ cơ quan chức năng.
Tiếp theo nữa, tờ The New Yorker này tiếp tục vu
cáo rằng chính quyền Việt Nam trút giận lên BN17 vì BN17 phá hỏng kế hoạch
“tuyên bố hết dịch”. Đến nay, chính quyền Việt Nam chưa từng có bất cứ tuyên bố
thắng dịch nào, vậy mà một tờ báo tờ tận đâu, biết rõ rằng một kế hoạch tuyên
bố chống dịch sắp được được ra. Tờ này còn thông tin thêm rằng, chính quyền
Việt Nam đã lan truyền những thông tin gây sợ hãi đến người dân, bắt những
người dân Hà Nội nói chung và khu phố mà BN17 thực hiện giãn cách xã hội, cấm không
được đi ra khỏi nhà. Đến cuộc họp khẩn cấp giữa đêm nhằm mục đích truyền tải
thông tin đến người dân, bàn các biện pháp chống dịch ứng phó của cơ quan chức
năng cũng bị tờ này “bôi đen” thành một buổi họp tấn công BN17.
Và tờ này, cùng với Daily Mail, sử dụng cụm từ
“như nhà tù” để nói về một bệnh viện phục vụ người nước ngoài cách ly tại Việt
Nam.
Điều đáng khinh nhất trong bài viết của The New
Yorker là việc chị gái của BN17 cho rằng những người chỉ trích em gái cô là
những người nghèo, ở giai cấp thấp vì những người chỉ trích không có nhiều đặc
quyền, không được đi du lịch nước ngoài như chị em cô.
Vậy, xin liên hệ đến trường hợp của BN32, vốn là
con gái của chủ tịch tập đoàn nổi tiếng ở Việt Nam, có ai chỉ trích BN32 hay
không? Không hề. Thậm chí, BN32 còn được gửi những lời nhắn, lời chúc mong sớm
khỏi bệnh. Vì sao? Vì BN32 di chuyển về Việt Nam chữa bệnh bằng máy bay riêng,
tuân thủ triệt để các quy định phòng chống dịch bệnh của Việt Nam. Sau khi khỏi
bệnh, bệnh nhân này còn gửi lời cám ơn đến y bác sĩ Việt Nam kèm theo những món
quà từ thiện góp sức vào công cuộc chống dịch. Cũng là những người giàu có,
nhưng cách hành xử khác nhau, trách nhiệm với xã hội cũng khác, chứ đừng nghĩ
rằng cầm hộ chiếu Anh Quốc rồi thì có thể vứt bỏ nguồn gốc Việt Nam, khinh bỉ
đồng bào trong nước.
Hay như trường hợp bệnh nhân phi công - người mà
tưởng như sẽ bị tử thần kéo đi, nhưng vẫn được các bác sĩ Việt Nam cứu sống. Có
ai kêu ca rằng chữa trị cho bệnh nhân phi công tốn kém không? Có ai phê phán
việc “chày cối” cứu chữa người này không? Thực ra là có, nhưng vô cùng ít, chỉ
có lũ tự nhục mới làm vậy, còn những người Việt Nam chân chính khác thì không.
Cần phải nhớ rằng, chính Việt Nam chứ không phải
là Anh Quốc, mới là nơi đùm bọc, che chở và cứu giúp. Hãy nhìn cách mà phương
Tây cứu chữa người chị của BN17, nói đâu xa, ngay trong The New Yorker đã đề
cập, đó là nhập viện trong một tuần, sau đó trở về nhà, khỏi bệnh tại nhà. Còn
tại Việt Nam, BN17 được ở trong viện gần 3 tuần đồng hồ cho đến khi xác nhận âm
tính 3 lần. Vậy mà khi nói về y tế phương Tây, người chị nói rằng: “rất biết
ơn”, còn nói về Việt Nam, thì lại toàn là những lời trách móc.
Sau tất cả, những gì mà chúng nhận được là gì?
Những lời đồn đoán thất thiệt từ chính người mà chúng ta đã cứu chữa, người này
còn bỏ qua tất cả những cáo buộc vô căn cứ của các tờ báo nước ngoài nhắm vào
Việt Nam. Thậm chí hùa theo những điều đó, đóng vai người bị hại, tự cho rằng
bản thân “thượng đẳng” hơn và rồi chỉ trích ngược lại đồng bào trong nước. Rồi
những người nước ngoài đọc được bài báo, họ sẽ nghĩ gì về Việt Nam?
Có thể dùng tiền để mua truyền thông phương Tây,
nhưng không thể mua được dư luận trong nước, đừng tưởng có tiền thì mua cái
đếch gì cũng được. Hơn hết, đừng dùng tiền để viết bài bôi đen Tổ Quốc.
R.M
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét