Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

TƯ DUY PHẢN BIỆN

 

===TƯ DUY PHẢN BIỆN===

“Lính miền Nam” nghe mà sợ

                                                                        VuDinhSang1983 – St

 

Đọc bài viết “Lính miền Nam” của Tưởng Năng Tiến, tôi không biết ông là nhà văn hạng mấy, nhưng về lĩnh vực chống phá quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình thì tôi biết ông là hạng nhất. Bài viết của ông làm tôi ngán ngẩm, bởi lẽ, cuộc chiến đã lùi xa 45 năm có lẻ rồi, những người lính trận ngày ấy nếu còn sống cũng đều đã già, thế mà ông cứ lôi họ lên để thực hiện những mưu đồ bẩn thỉu của ông và đồng bọn. Tôi biết chắc, những người lính cộng hòa nếu còn sống cũng chẳng muốn nhắc đến những ngày trước 1975 đen tối của họ. Họ muốn an vui bên con, cháu và quyên đi quá khứ đau buồn. Ông thật nhẫn tâm. Tôi không muốn viết gì khi đọc bài viết của ông, song thấy nó lố quá, vì ông ta tung hô như một kẻ ảo tưởng rằng là:

“Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẫng

Trong túi ta một gói thuốc chuồn

Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm

Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm”

Đọc đến dòng “Để thấy miền Nam lính hiền ghê gớm” làm tôi rùng mình nhớ đến Cai ngục Bảy Nhu, một đồng đội cũ của ông trước năm 1975. Ông còn nhớ ông ta chứ? Chắc chắn rồi, cả thế giới biết đến ông ta vì sự bạo liệt, tàn ác với những người tù Côn Đảo. Ông nhìn lại chân dung người đồng đội này nhé.

Bảy Nhu sinh năm 1926 (tên thật là Trần Văn Nhu hay Trần Nhu) tại quận Cao Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc, nay là huyện Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp. Năm 1946, Bảy Nhu đi lính cho quân đội Quốc gia Việt Nam, sau đó tiếp tục phục vụ trong lực lượng quân cảnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm 1967, khi trại tù binh Việt cộng tại Phú Quốc được thành lập, y được điều ra đảo Phú Quốc và ở đó cho đến khi nhà tù giải thể năm 1973. Y được thăng dần đến cấp bậc Thượng sỹ nhất, giữ chức Giám thị nhà lao Cây dừa. Thời gian y làm cai ngục tại đây, đã cho áp dụng những đòn tra tấn tàn bạo để bẻ gãy ý chí của các tù binh cộng sản. Hầu hết chúng đều dẫn đến những thương tích trên cơ thể tù nhân trầm trọng không thể phục hồi:

1. Đục răng.

2. Dùng cây sắt nhổ từng chiếc răng (dùng gậy đục gãy từng chiếc răng của người tù rồi bắt họ tự uống máu, tự nuốt răng của mình).

3. Đập vỡ mắt cá chân.

4. Dùng giẻ tẩm dầu đốt dương vật.

5. Móc mắt hoặc dùng bóng điện lớn để gần mắt cho đến khi mắt chín nổ “đòm đọp” mới thôi.

6. Luộc người trong chảo nước sôi.

7. Dùng kìm rút móng chân, móng tay.

8. Đóng đinh sắt dọc cơ thể tù nhân.

9. Bắt ốc vít siết chặt hai mảnh ván để ép ngực cho há miệng ra (dùng ván và ốc vít ép cho vỡ lồng ngực tù nhân).

10. Lùa tù nhân lên máy bay, ném xuống vịnh Thái Lan.

Dụng cụ tra tấn của Bảy Nhu rất “đơn giản” gồm: “Gậy biệt ly” là một cái ống sắt dài; “Vồ sầu đời” là một cái vồ gỗ lớn. Trong hồ sơ của trại tù binh Cộng sản Phú Quốc, hiện còn lưu hồ sơ về 24 ngón đòn tra tấn được các cai ngục thường xuyên sử dụng, trong đó phần nhiều do thượng sỹ Bảy Nhu nghĩ ra.

Tuy chỉ là một thượng sỹ nhất, nhưng lúc còn làm Giám thị trưởng, y hưởng lương khá cao, tương đương 14 cây vàng một tháng vào lúc bấy giờ. Sau khi trại tù binh được giải thể và các tù binh được trao trả theo Hiệp định Paris năm 1973, thượng sỹ Bảy Nhu vẫn tiếp tục ở lại đảo. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, y bị chính quyền Việt Nam tập trung đi cải tạo từ 14/5/1975. Năm 1979, y được thả tự do sớm hơn 2 năm vì “nhờ tinh thần cải tạo tốt”.

Là một trong những kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong các hành vi ngược đãi và tra tấn tù nhân ở trại tù binh Phú Quốc, mặc dù vậy, chính quyền mới cũng như các cựu tù nhân còn sống sót không tìm cách đáp trả những hành vi của ông ta trước đây, Một số cựu tù Côn Đảo còn đến thăm và chụp ảnh chung với y như một bằng chứng kỷ niệm về thời bị làm tù binh, đó chính là biểu hiện cho sự hòa giải hận thù quá khứ.

Hiện Bảy Nhu 94 tuổi, vẫn còn sống, 45 năm qua, Bảy Nhu chắc suy tư nhiều về những việc trong quá khứ. Sống lâu trong dằn vặt cũng là một hình phạt “không bản án” đã dành cho những kẻ tàn ác ngày nào.

Cũng là một câu trả lời cho Tưởng Năng Tiến, để thấy miền Nam lính không chỉ “hiền” mà còn “hiền ghê gớm”

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét