Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

 

NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

                                                                                                                          DuongThien.com

          Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, các thế lực thù địch xác định: chống phá về chính trị là trọng tâm, tư tưởng văn hóa là khâu đột phá, lĩnh vực kinh tế làm mũi nhọn. Riêng đối với kinh tế, chúng xác định, chuyển hóa về kinh tế sẽ chuyển hóa về chính trị, do vậy, chúng đã tìm cách thúc đẩy kinh tế thị trường tự do, “tư nhân hóa” kinh tế song song với chống phá kinh tế nhà nước, tập thể, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chệch hướng sang quỹ đạo của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

          Để thực hiện âm mưu, ý đồ trên, các thế lực thù địch, phản động, đối tượng cơ hội chính trị đã tuyên truyền bằng nhiều luận điệu rằng: “Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, ở Việt Nam hiện nay chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”; “Phát triển kinh tế tư nhân là quay lại đúng quỹ đạo để phát triển theo tư bản chủ nghĩa, mở đường cho “tư nhân hóa”, “tự do hóa” về kinh tế và “dân chủ”, “nhân quyền” về chính trị ở Việt Nam”; “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực chất là tư nhân hóa nền kinh tế quốc dân”... Có thể thấy, đây là những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch nhằm “diễn biến” chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thể hiện qua những điểm sau đây:

          Một là, xét về cơ sở lý luận, thành phần kinh tế được hình thành dựa trên hình thức sở hữu tương ứng. Cơ sở của kinh tế tư nhân xuất phát từ hình thức sở hữu tư nhân. Trong lịch sử, sở hữu tư nhân xuất hiện ngay từ khi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy tan rã và xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời. Sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân manh nha ra đời từ rất sớm và là khái niệm không đồng nhất với chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản có đặc trưng cơ bản là gắn liền với sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và kinh tế tư bản tư nhân. Do vậy, luận điệu cho rằng, “Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, ở Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”, hay “Phát triển kinh tế tư nhân là quay lại đúng quỹ đạo để phát triển theo tư bản chủ nghĩa”, mở đường cho “tư nhân hóa”, “tự do hóa” về kinh tế và “dân chủ”, “nhân quyền” về chính trị ở Việt Nam... là hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

          Hai là, trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, có thể thấy rằng, không phải bây giờ mà từ khi đổi mới, phát triển kinh tế tư nhân là một vấn đề mang tính chiến lược lâu dài được Đảng và Nhà nước khẳng định, từng bước phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Thực tiễn cũng chứng minh, những năm qua, kinh tế tư nhân có đóng góp ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Do vậy, luận điệu trên là hoàn toàn xuyên tạc nhằm cố tình phủ nhận thể chế chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa ưu việt của Việt Nam.

          Ba là, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là một trong những giải pháp được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhằm tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Đây là một chủ trương đúng đắn đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, cổ phần hóa để cấu trúc, cơ cấu lại, huy động vốn từ chủ thể của các thành phần kinh tế khác, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước hoạt động có chất lượng, hiệu quả, từ đó bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước nắm giữa 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần với vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Vì vậy đây không phải là chủ trương “tư nhân hóa” doanh nghiệp nhà nước.

          Những luận điệu như vậy là không đúng bản chất và hoàn toàn xuyên tạc, sai trái, nhằm tạo nhận thức lệch lạc, không đúng về chủ trương, đường lối tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước cũng như phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng, mục đích của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị là muốn thúc đẩy tuyệt đối hóa xu hướng “tư nhân hóa” trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy “tự do hóa” về chính trị, mở đường cho các tổ chức chính trị đối lập ra đời, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét