Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Kiểm soát quyền lực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay.

 

Tham nhũng bắt nguồn từ quyền lực, hay nói cách khác, tham nhũng là do quyền lực tha hóa mà thành. Quyền lực bị tha hóa mà không bị kiểm soát sẽ gây nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội, cho nhân dân. Vì vậy, trao quyền lực, thực thi quyền lực đồng thời phải kiểm soát quyền lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ. Bởi vì, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Người nhắc nhở: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Vì vậy, cần thực hiện “quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa sai lầm đó”, “cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được việc”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ chế kiểm soát quyền lực đối với bộ máy nhà nước chính là kiểm soát cán bộ: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém

Kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi thực chất, đầy đủ và rộng rãi quyền làm chủ của nhân dân, cả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và dân chủ tham dự theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến”. Vì vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tha hóa quyền lực, kiểm soát quyền lực đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, theo phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện có hiệu quả cao nhất.

Kiểm soát quyền lực phải trên cơ sở kết hợp giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính, “chống” phải kiên quyết, nghiêm minh và lấy “chống” để “xây”. Kiểm soát quyền lực không có “vùng cấm”, không loại trừ bất cứ đối tượng nào, ở bất kỳ cấp nào, giữ bất kỳ cương vị nào. Bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để có cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực cho mục đích vì lợi ích cá nhân, vì “lợi ích nhóm”. Để kiểm soát quyền lực thực sự có hiệu quả, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức, có quyền phải tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu để trở thành người thực sự có “tâm”, có “tầm”, vượt lên chính mình, vượt lên ma lực cám dỗ của quyền lực, của đồng tiền.

Do vậy, việc kiểm soát quyền lực trước tiên thuộc về cơ chế tự kiểm soát của mỗi cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Họ phải tự thấy rõ đó là quyền lực của nhân dân, nhân dân trao cho họ, ủy quyền cho họ thực hiện vì mục đích chung, vì lợi ích của nhân dân; không phải là quyền lực riêng của họ, nên họ phải thực hiện đúng, đủ quyền lực, thực hiện đúng, hiệu quả chức trách, nhiệm vụ được trao, không được lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân. Vì vậy, cán bộ và công tác cán bộ là công việc hết sức hệ trọng, quyết định sự thành - bại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, của Đảng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét