Khuc Huong
1. Trong
suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội, Đảng, Nhà nước
mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị luôn quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác giáo dục chính trị - khâu căn bản,
trung tâm, có ý nghĩa quyết định đến việc củng cố trận địa tư tưởng của Đảng
trong Quân đội. Trong quá trình tổ chức cho hạ sĩ quan, binh sĩ (HSQ,
BS) học tập chính trị tập trung, giảng bài chính trị có ý nghĩa quyết định
trong việc trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước, truyền thống dân tộc, tuyền thống quân đội, thường xuyên và kịp thời đấu
tranh với những âm mưu, luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Từ đó giúp cho HSQ, BS
từng bước hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bồi dưỡng, xây
dựng bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, kiên định, nâng cao phẩm chất đạo
đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật cho HSQ, BS, góp phần xây dựng con
người mới trong lực lượng vũ trang để cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao.
Hiện
nay, tình hình thế giới, trong nước có những chuyển
biến mau lẹ. Bên cạnh thuận lợi, những tệ nạn xã hội và mặt trái của cơ chế thị
trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào
tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược
“Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng có bước phát triển mới, nhất là khi tình
hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Quán triệt và
triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013) của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Đề án
của Bộ Quốc phòng (2013)“Đổi mới công tác
giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”; Quy chế giáo dục chính
trị trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam (2016) trực tiếp đặt ra
yêu cầu đổi mới công tác
giáo dục chính trị nói chung, giảng bài chính trị nói riêng.
2. Thực tiễn
cho thấy, 100% cán bộ giảng dạy chính trị ở đơn vị đã được đào tạo tại các học
viện, trường sĩ quan trong quân đội, có kiến thức tổng hợp tương đối tốt về
kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội… có thể vận
dụng để phục vụ giảng bài chính trị cho HSQ, BS; luôn chấp hành nghiêm các chỉ
thị, quy định, kế hoạch, nội dung, chương trình học tập chính trị của HSQ, BS;
hầu hết cán bộ giảng dạy chính trị đã nhiều lần tham gia các lớp tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức, kĩ năng, phương pháp và các hội thi, hội thao giảng bài chính
trị cho HSQ, BS do các cấp tổ chức; tích cực tìm tòi, nghiên cứu, tự rèn luyện
để nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm của bản thân.
Tuy nhiên, một
số cán bộ giảng dạy chính trị chưa biết cách vận dụng linh hoạt các kiến thức
tổng hợp vào để giải quyết các vấn đề học tập; kỹ năng về công nghệ thông tin
còn khá hạn chế; việc cập nhật các tri thức mới, các sự kiện thời sự vào bài
giảng còn chưa kịp thời; thiếu các ví dụ minh họa sinh động để HSQ, BS dễ tiếp
thu. Một số cán bộ giảng dạy chính trị còn yếu và thiếu các kiến thức cơ bản về
tâm lý học và nghiệp vụ sư phạm.
Kĩ năng giảng
bài của một số cán bộ giảng dạy chính trị chưa thực sự nhuần thục, nhuần
nhuyễn. Nhiều cán bộ giảng dạy chính trị còn yếu và thiếu kĩ năng mở đầu bài
giảng và kĩ năng tóm tắt, kết luận nội dung; kĩ năng soạn giáo án điện tử trên
phần mềm Power Point còn nhiều hạn chế, nhất là việc lựa chọn font chữ, màu
sắc, hình ảnh minh họa, lựa chọn hiệu ứng; kĩ năng viết bảng chưa được chú
trọng đúng mức. Kĩ năng thuyết trình của các cán bộ giảng dạy chính trị ở còn
khá yếu, việc phân tích, lập luận một vấn đề còn nhiều lúng túng; khi thuyết
trình có sử dụng trình chiếu Power Point chưa phối hợp nhịp nhàng giữa lời nói,
cử chỉ và các hình ảnh được trình chiếu; khả năng phân tích, lập luận, lấy dẫn
chứng để làm sáng tỏ vấn đề học tập chưa linh hoạt; kĩ năng quan sát lớp học,
thu tín hiệu ngược còn nhiều lúng túng; quá trình xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh còn thiếu linh hoạt.
Khả năng vận
dụng các phương pháp giảng bài của một số cán bộ giảng dạy chính trị còn thiếu
linh hoạt. Cán bộ giảng dạy chính trị chủ yếu sử dụng phương pháp diễn giảng,
nặng về truyền thụ một chiều; chưa chú trọng đúng mức các phương pháp như: trao
đổi, gợi mở, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy người học; chưa chú trọng đúng
mức công tác kiểm tra các kiến thức đã học nhằm củng cố và mở rộng những kiến
thức đã có; phương pháp trực quan chưa được chú trọng đúng mức, nhất là sơ đồ
hóa nội dung, sử dụng băng đĩa, phim bổ trợ…
3. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, kĩ năng giảng bài chính trị
cho đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị ở đơn vị cơ sở là giải pháp
có ý nghĩa then chốt, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giảng bài chính
trị cho HSQ, BS hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, nội dung bồi dưỡng
kiến thức, kĩ năng, phương pháp giảng bài
cho cán bộ giảng dạy chính trị phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm;
quá trình bồi dưỡng phải có tính kế hoạch, tính kế thừa.
Về
kiến thức, cần tập trung bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quan điểm, chủ
trương đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng; chủ trương, đề án của Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc phòng về đổi mới giáo dục chính trị tại đơn vị cơ sở trong tình
hình mới; Quy chế giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ
Việt Nam của Tổng cục Chính trị; chế độ thông tin,
báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác giáo dục chính trị trong quân đội và đơn vị; lý luận về dạy học và phương pháp dạy học; lý luận và lý thuyết thực hành về giảng bài chính trị; các kiến
thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, tâm lý học sư phạm, chính trị, kinh tế, xã
hội, quốc phòng, an ninh… phục vụ giảng bài chính trị.
Về
kỹ năng, cần tập trung bồi dưỡng các kĩ năng như: xây dựng, soạn thảo bài giảng chính trị và thứ tự,
cách tiến hành giảng bài chính trị; cách sử dụng và phát huy tác dụng của phương tiện kỹ thuật, mô hình học cụ trong quá trình giảng bài chính trị; kỹ năng, kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm và
nắm thông tin ngược từ phía người học. Về phương pháp giảng bài, cần tập
trung bồi dưỡng các phương pháp diễn giảng, phương pháp đàm thoại, phương pháp
trực quan và các phương pháp kích thích tư duy.
Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ
quan chính trị các cấp cần đánh giá đúng thực trạng năng lực giảng bài của đội
ngũ cán bộ giảng dạy chính trị, trên cơ sở đó xác định nội dung, chương trình,
kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ; tạo điều
kiện thuận lợi về tài liệu, phương tiện, thời gian để cán bộ giảng dạy chính
trị tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng và phương pháp
giảng dạy.
Hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực giảng bài
chính trị cho đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị rất phong phú, đa dạng, phong
phú cần được vận dụng đồng bộ, linh hoạt như: Cử cán bộ tham gia bồi dưỡng tập
trung tại các lớp tập huấn về chính trị, quân sự, chuyên môn nghiệp vụ do Ban
Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Tổng cục
Chính trị, các nhà trường và từng đơn vị tổ chức; thông qua các đợt học tập
chính trị, sinh hoạt của các tổ chức, trước hết là sinh hoạt của các cấp uỷ, tổ
chức đảng, tổ chức chỉ huy và sinh hoạt tổ cán bộ giảng dạy chính trị; thông
qua các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị nói chung
và sơ kết, tổng kết công tác giáo dục chính trị nói riêng; thông qua các hoạt
động bồi dưỡng tại chức ở các đơn vị (cấp trên bồi dưỡng cho cấp dưới, cán bộ
cũ, có nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng cho cán bộ mới...); thông qua các hoạt động thực tiễn giảng dạy như: giảng bài, thông qua
bài giảng, giảng thử, giảng mẫu, giảng rút kinh nghiệm, dự giảng, kiểm tra
giảng, thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi...
Ngoài ra, coi trọng bồi dưỡng thông qua công tác kiểm tra của cấp ủy, chỉ
huy, cơ quan chính trị cấp trên đối với cấp dưới; ý kiến tham gia đóng góp của tổ
chức đoàn, hội đồng quân nhân, cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị. Đặc biệt, phải đề cao
hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị thông qua việc tự
học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong quá trình công tác, sinh hoạt...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét