Bác bỎ quan điỂm cho rẰng ĐẢng “kìm hãm” kinh tẾ tư nhân phát triỂn
LeThanh.com
1. Quan điểm của Đảng, Nhà
nước về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới
KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Trước đổi mới, Việt Nam áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Trong mô hình này, sở hữu tư nhân và cá nhân bị coi nhẹ, mục tiêu phát triển quan hệ sản xuất là chủ yếu, xây dựng nền kinh tế hầu như khép kín, không tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, không coi trọng đúng mức vai trò của các ngành dịch vụ, không chú trọng phát triển quan hệ hàng hóa – tiền tệ và các yếu tố thị trường trong nền kinh tế. Mô hình này không phù hợp với điều kiện mới, làm cho tình hình kinh tế – xã hội của đất nước lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Trong thời kỳ đổi mới, tư duy của Đảng ta về kinh tế thị trường định hướng XHCN, về phát triển KTTN đã có bước phát triển và từng bước bổ sung hoàn thiện hơn qua các kỳ Đại hội Đảng.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận
lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở
thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình
thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập
đoàn kinh tế nhà nước”2. Sau đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa XII
tiếp tục xác định rõ việc phát triển mạnh khu vực KTTN cả về số lượng và chất
lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế.
Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa IX (2002- 2017) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển KTTN, trong bối cảnh mới, Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10 - NQ/TW ngày
03/6/2017 về phát triển KTTN trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nghị quyết đã tạo động lực cho KTTN phát triển
trong bối cảnh mới.
2. Kết
quả đạt trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta
Thực hiện đường lối của Đảng, qua hơn 30 năm đổi
mới, KTTN (bao gồm cả kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân) ở Việt Nam đã
phát triển nhanh chóng, đặc biệt, sau khi Luật DN năm 2014 có hiệu lực, số DN mới
được thành lập ngày càng tăng. KTTN không chỉ đóng góp quan trọng vào sự phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt trong việc giải quyết công ăn việc
làm, thu hút lao động dư thừa, nguồn vốn nhàn rỗi mà còn tận dụng các nguồn lực
xã hội, phục vụ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn
đề xã hội.
Theo Nghị định số 90/2001-NĐ/CP ngày
23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa, với tiêu chí quy
mô vốn pháp định của DN dưới 10 tỷ đồng, số lượng lao động sử dụng dưới 300 lao
động/năm thì hiện nay, khoảng 97% các DN của Việt Nam thuộc loại DN nhỏ và vừa,
chủ yếu thuộc về khu vực KTTN. Điều này phù hợp với trình độ phát triển kinh tế
của Việt Nam hiện nay, nhất là giai đoạn đầu của quá trình xây dựng kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Về lĩnh vực hoạt động, phần lớn DN tư nhân hoạt
động trong khu vực thương mại và dịch vụ (81%), phần còn lại (19%) hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Thực tế cho thấy, KTTN phát huy ngày
càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân. Một làn sóng khởi nghiệp
mới đã hình thành sau khi Luật DN năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực.
Đặc biệt, trong năm 2016 – 2017, cùng với
cam kết của Thủ tướng Chính phủ quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo
phát triển và hành động quyết liệt đã tạo xung lực mới cho KTTN phát triển. Số
lượng DN đăng ký thành lập mới tăng ở mức ấn tượng, riêng năm 2016 là hơn
110.000 DN3; năm 2017 là 127.000 DN4.
Có thể thấy, đóng góp lớn nhất và quan trọng
nhất của KTTN là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội.
Riêng số DN nhỏ và vừa đã thu hút 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng
25 – 26% lực lượng lao động cả nước. Tính tổng thể, khu vực KTTN thu hút khoảng
85% lực lượng lao động của nền kinh tế, đóng góp khoảng 39 – 40% GDP của cả nước,
trong đó theo thống kê, phần lớn đóng góp này từ khu vực kinh tế cá thể (30%)
và chỉ khoảng 9 - 10% GDP từ các DN tư nhân.
Như vậy,
từ quan điểm, chủ trương đến những kết quả mà KTTN đã đạt được trong thời gian
vừa qua có thể khẳng định rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện để
KTTN được phát triển bình đẳng như các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế
quốc dân và không có chuyện Đảng “kìm hãm” sự phát triển của KTTN như một số thế
lực phản động rêu rao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét