Cảnh
báo về hoạt động lừa đảo trên không gian mạng
Văn Trinh
Trường
hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo
cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp cận và hướng dẫn giải quyết.
Thời
gian qua, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân sử
dụng nhiều ứng dụng trên không gian mạng để giao tiếp, học tập, kinh doanh, mua
sắm, các đối tượng gia tăng hoạt động lừa đảo qua không gian mạng chiếm đoạt số
tiền lớn, xảy ra ở nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự.
Nhiều
thủ đoạn tinh vi được chúng sử dụng để đánh lừa người dân như:
Mạo danh cán bộ trong các cơ quan tư pháp (như: Công an, Viện Kiểm soát, Tòa án) gọi điện cho người dân, nói rằng họ bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến vụ án đang giải quyết và yêu cầu người dân chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp để điều tra. Thủ đoạn này khiến người dân lo sợ và chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp.
Giả mạo thư điện tử chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng như: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế,… có đính kèm file tài liệu gắn mã độc để lấy cắp thông tin cá nhân. Nội dung thư yêu cầu bị hại tải tệp tin đính kèm hoặc các liên kết trong thư điện tử để xem nội dung chi tiết. Khi bị hại mở tệp tin, truy cập vào các liên kết hoặc tải ứng dụng theo đường link, virus/mã độc sẽ ngay lập tức được tải tự động và cài đặt trên thiết bị cá nhân của bị hại và đánh cắp thông tin để thực hiện các giao dịch chiếm đoạt tài sản sau đó.
Mạo danh cán bộ trong các cơ quan tư pháp (như: Công an, Viện Kiểm soát, Tòa án) gọi điện cho người dân, nói rằng họ bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến vụ án đang giải quyết và yêu cầu người dân chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp để điều tra. Thủ đoạn này khiến người dân lo sợ và chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp.
Giả mạo thư điện tử chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng như: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế,… có đính kèm file tài liệu gắn mã độc để lấy cắp thông tin cá nhân. Nội dung thư yêu cầu bị hại tải tệp tin đính kèm hoặc các liên kết trong thư điện tử để xem nội dung chi tiết. Khi bị hại mở tệp tin, truy cập vào các liên kết hoặc tải ứng dụng theo đường link, virus/mã độc sẽ ngay lập tức được tải tự động và cài đặt trên thiết bị cá nhân của bị hại và đánh cắp thông tin để thực hiện các giao dịch chiếm đoạt tài sản sau đó.
Các
đối tượng mở trang cá nhân bán hàng online để rao bán các mặt hàng thiết yếu,
đang khan hiếm như: khẩu trang y tế, nước rửa tay y tế, đồ bảo hộ,… phục vụ
phòng, chống dịch Covid-19; yêu cầu người mua hàng chuyển khoản trước tiền đặt
cọc. Sau khi nhận được tiền đặt cọc hay tiền chuyển khoản trước để đặt mua
hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, sau đó
khóa trang mạng của mình, bỏ số điện thoại liên lạc để xóa dấu vết và chiếm
đoạt số tiền đã chuyển để mua hàng của nạn nhân.
Các
đối tượng cài mã độc website quyên góp từ thiện liên quan đến dịch Covid-19,
khi người dân truy cập các website này sẽ bị nhiễm mã độc, bị lấy cắp thông tin
cá nhân như số điện thoại, thông tin và mật khẩu các tài khoản thư điện tử,
mạng xã hội, thông tin và mật khẩu tài khoản ngân hàng,… Các đối tượng sẽ sử
dụng những thông tin thu được để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Các
đối tượng mạo danh các cơ quan chức năng phòng, chống dịch gọi điện lấy lí do
hướng dẫn nạn nhân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, qua đó lừa nạn nhân
cung cấp thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử để đánh cắp thông tin và thực hiện
giao dịch lấy cắp tiền trên tài khoản.
.v.v..
.v.v..
Để
chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo qua không gian mạng, cơ quan Công an
đề nghị nhân dân:
Một
là, đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng điện thoại cố định, người
gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để
thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại; không cung cấp thông tin cá
nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở,... cho bất kì đối tượng nào khi chưa biết
rõ nhân thân và lai lịch của người đó.
Hai
là, người dân khi mua hàng qua mạng, cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng
cáo, rao bán về hàng hóa, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín,
hình thức thanh toán minh bạch. Người dân không nên chuyển tiền đặt cọc mua
hàng khi không rõ thông tin, danh tính, địa chỉ người bán. Để tránh rủi ro,
người mua cần trực tiếp đến cửa hàng hoặc địa chỉ người bán, kiểm tra hàng hóa
trước khi mua.
Ba
là, thường xuyên kiếm tra và cập nhập các tính năng bảo mật, quyền riêng tư
trên các tài khoản mạng xã hội. Thường xuyên thay đổi và bảo đảm độ mạnh của
mật khẩu (kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt). Không chia sẻ quá
nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
Bốn
là, không cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân
hàng của mình cho các đối tượng mà mình không quen biết. Thận trọng rà soát và
kiểm tra thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Đồng thời, có
biện pháp bảo vệ các tài khoản ngân hàng, tài khoản cá nhân để tránh bị các đối
tượng lợi dụng, chiếm đoạt.
Năm
là, thận trọng khi nhận các thư điện tử. Kiểm tra kỹ địa chỉ thư điện tử nhận
được xem có đúng là thư điện tử của mình quen biết gửi đến hay không. Không
nhấp vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử mà không muốn nhận
hoặc đến từ người gửi không xác định. Chỉ mở thư điện tử hoặc tải xuống phần
mềm/ ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy.
Sáu là, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan như: căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản ngân hàng cho người không quên biết.
Sáu là, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan như: căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản ngân hàng cho người không quên biết.
Trường
hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo
cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp cận và hướng dẫn giải quyết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét