Cách thức thể hiện những nội dung ấy cũng chẳng có gì mới,
có chăng chỉ là sự thay đổi cách diễn đạt bằng những “xảo ngữ”, ngôn từ hoa mỹ,
bóng bẩy nhằm tăng thêm độ tinh vi, thâm hiểm trong mưu đồ chống phá để dễ bề
đánh lừa dư luận, v.v. Và đó chỉ là vấn đề đã trở nên cũ rích từ nhiều kỳ đại hội
trước được diễn đạt lại với giọng điệu mới tinh vi, được che đậy bởi nghệ thuật
sử dụng ngôn từ trau chuốt mà “hoa ngôn xảo ngữ”, hòng đánh lừa hoặc lôi kéo những
người nhẹ dạ, cả tin theo ý đồ chính trị của họ.
Thông
qua các trang mạng xã hội, blog hải ngoại, họ đăng tải bản “Góp ý cho Đại hội
XIII”. Trong đó, họ trình bày những nội dung như “Đánh giá về tình hình mới”, rồi
tự cho mình là uyên bác, khoa học, họ phán bừa là việc “soạn thảo Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng” không có gì mới, vẫn kiên định với hệ thống lý luận lỗi thời,
lạc hậu. Họ cho rằng: những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp trong báo
cáo chính trị chỉ là sự “sao chép” các văn kiện Đại hội khóa trước, mang tính
chủ quan, thể hiện ý chí của thiểu số, chỉ là sự “khoa trương, hoa mỹ về thành
tựu thời kỳ đổi mới”, v.v. Từ đó, họ quy kết Đảng “giác ngộ yếu kém yếu tố dân
tộc, dân chủ”, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng 45 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát huy sức mạnh quốc gia”,… và giả bộ “khẩn
thiết kiến nghị” rằng: chừng nào ở Việt Nam chỉ có độc tài, độc nhất một đảng
lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ chân chính được; ở Việt
Nam muốn phát triển, muốn có dân chủ thực sự thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng,
“xã hội dân sự” như nước ngoài. Nhiều phần tử cơ hội chính trị “theo đóm ăn
tàn”, “té nước theo mưa” bôi nhọ Đảng, phủ nhận vị trí, vai trò cầm quyền qua
cái gọi là “góp ý tâm huyết”; thậm chí kẻ “trở cờ” phản Đảng xuyên tạc “Chủ
nghĩa Mác - Lênin như một cái mành che mắt, vì sự kiên trì Mác - Lênin như một
cái chụp lên đầu, trong chế độ độc đảng toàn trị Việt Nam thì làm gì có dân chủ,
do đó không cần đảng lãnh đạo”, v.v.
Như
vậy, có thể thấy mục tiêu của những luận điệu dưới mác “góp ý tâm huyết” nêu
trên thực chất là mưu toan xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam được quy định trong Điều 4 – Hiến pháp 2013; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập, xây dựng nhà nước dựa trên nền tảng “xã hội dân sự”, nhằm lật đổ chế độ
xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang dày công xây dựng. Đó chính là sự thật của
cái gọi là sự “góp ý tâm huyết”.
Cảnh
giác với chiêu trò núp bóng “Góp ý tâm huyết”
Quan
tâm đến vận mệnh của Đảng, của đất nước là quyền, nhu cầu chính đáng của mỗi
người dân; đồng thời, đó cũng là một trong những biểu hiện tình yêu với Đảng, với
Tổ quốc. Nhưng sự quan tâm, tình yêu đó chỉ thật sự có ý nghĩa khi người dân
tham gia phản biện, đóng góp ý kiến cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các
cấp phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, thái độ chuẩn mực, động cơ lành mạnh
và hướng đến những mục tiêu chung, lợi ích chung của quốc gia dân tộc. Còn những
ý kiến “biện” ít, “phản” nhiều, thiếu tính xây dựng và mang tính kích động nhằm
làm rối ren thêm tình hình thì chúng ta phải kiên quyết “vạch mặt, chỉ tên” để
đấu tranh loại bỏ. Mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân khi tiếp cận với những
thông tin, tài liệu tán phát trên mạng cần phải tỉnh táo nhận diện đâu là thông
tin tốt, đâu là thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở, đâu là thông tin
xuyên tạc, bịa đặt, v.v. tránh bị cuốn theo những giọng điệu mỹ miều, xảo trá của
các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội mà dẫn tới tư tưởng hoài nghi,
hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng và chế độ.
Từ
nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, môi trường phản biện
xã hội sẽ tiếp tục mở rộng, đi vào chiều sâu. Thông qua truyền thông và mạng xã
hội, tinh thần dân chủ trong tham gia góp ý, phản biện xã hội sẽ diễn ra sôi nổi.
Đảng ta luôn tiếp thu các quan điểm, ý kiến phản biện tâm huyết, có trách nhiệm.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần, quán triệt sâu sắc quan điểm, phản biện
là để đi đến thống nhất tư tưởng và hành động vì mục tiêu xây dựng và phát triển.
Đồng thời, ứng xử và thể hiện đúng mức, xứng tầm trong đời sống xã hội và môi
trường truyền thông; tỉnh táo nhận diện, tránh bị cuốn vào trận địa xảo trá của
các thế lực thù địch phản động, cơ hội chính trị, dẫn tới tư tưởng hoài nghi,
hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng. Những ý kiến, hành vi đi ngược
lại đường lối của Đảng, đi ngược lại lợi ích dân tộc và toàn dân đều là những
thứ ngụy phản biện, núp bóng, lợi dụng môi trường dân chủ để “ký sinh” tư tưởng
chống đối. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác, kiên quyết phủ nhận hành vi lợi dụng
sự “góp ý với Đảng” để chống phá, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của
Đảng, tổ chức thành công đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng.
NguoiDuaTin2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét