Ngày 10/6/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo
cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2019; trong đó, tiếp tục chỉ trích Việt Nam “đàn
áp” tự do tôn giáo. Như vậy hoàn toàn là sai sự thật.
Hiện nay, thực tế các tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, rất rõ
ràng chính sách nhất quán của Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cũng không được phân biệt đối xử vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Đồng thời, không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa
bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến
tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân
dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại
đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật khác. Đó là chính sách rất đúng đắn, rõ ràng và nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta.
Đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động
và đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhiều
tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức khác nhau. Các tôn giáo đều tôn trọng lẫn
nhau, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đại bộ phận chức sắc,
tín đồ sống phúc âm trong lòng dân tộc, tốt đời, đẹp đạo. Tín đồ gương mẫu cũng
là công dân gương mẫu. Thế nhưng, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn
giáo lại không nhận ra thực tế này, với nhiều tham vọng chính trị và bị lôi
kéo, kích động của các thế lực thù địch, dẫn đến có những hành động cực đoan
quá khích chống lại chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh
vực nói chung. Họ lợi dụng tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích
động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa
dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”; liên kết và
phụ họa với các thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong
và ngoài nước để hoạt động chống phá.
Từ thực tiễn nêu trên, cần có một cái nhìn khách quan và toàn
diện rằng, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay luôn được đảm bảo và ngày
càng được cải thiện theo xu thế phát triển của đất nước và của thời đại. Chức
sắc và tín đồ các tôn giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực hành các lễ
nghi tôn giáo, biểu hiện đức tin, được tạo điều kiện cho mở mang cơ sở vật
chất, tu sửa nơi thờ tự, được mở các trường đào tạo những người hoạt động tôn
giáo chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo hội phù hợp với trình độ
phát triển của xã hội; được Nhà nước tạo điều kiện cho mở rộng, phát triển các
quan hệ giao lưu quốc tế, v.v. Ở Việt Nam, không có chuyện kỳ thị, phân biệt
đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo trong khuôn khổ pháp luật. Dư luận tuyệt đại đa số chức sắc, tín đồ đều
cho rằng, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước Việt Nam là đúng, phù
hợp, không có cản trở nào trong các hoạt động và sinh hoạt tôn giáo của họ.
Thậm chí, họ còn được chính quyền các cấp rất quan tâm, thăm hỏi động viên
trong các dịp lễ, tết và được tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động tôn
giáo. Chỉ có một bộ phận rất nhỏ chức sắc, tín đồ một số tôn giáo và Báo cáo
của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng, ở Việt Nam người dân không được hưởng quyền
tự do tín ngưỡng tôn giáo, không có tự do tôn giáo, Nhà nước ta “đàn áp” tự do
tôn giáo! Đây là nhận thức rất sai lệch, mang mục đích chính trị chứ không phải
là tôn giáo thuần túy. Nói cách khác, đây là
hoạt động lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để chống Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó mới là sự thật của cái gọi là Việt
Nam “đàn áp” tự do tôn giáo.
Thời gian qua, ở nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện quốc tế
quan trọng khẳng định uy tín ngày càng lên cao của Việt Nam trên bình diện quốc
tế, thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới. Đó là ngày 07/6/2019, tại phiên
bỏ phiếu chọn Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an do Đại hội đồng Liên
hợp quốc tổ chức, Việt Nam được bầu với số phiếu tín nhiệm rất cao (192/193).
Ngày 20/6/2019, tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tổ chức ở
Geneva (Giơ-ne-vơ - Thụy Sĩ), với sự chứng kiến của đại diện 192 nước thành
viên Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc đã thông qua Báo cáo về tình hình đảm bảo quyền con người
tại Việt Nam chu kỳ 2 trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR),
v.v. Các sự kiện này cho thấy, nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc
chăm lo đời sống người dân, phát triển đất nước cũng như tích cực cùng nhân
loại xây đắp, củng cố hòa bình trong khu vực và trên thế giới, xây dựng quan hệ
bình đẳng cùng có lợi giữa các quốc gia để cùng phát triển. Từ tinh thần trách
nhiệm, thái độ nghiêm túc của Việt Nam trong nỗ lực tăng cường, tạo điều kiện
để nhân dân được thụ hưởng các quyền kinh tế - xã hội, văn hóa, dân sự, chính
trị theo các chuẩn mực quốc tế, nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ
chế, chủ trương, chính sách, người dân ngày càng được bảo đảm tốt hơn các quyền
và tự do (trong đó, có tự do tín ngưỡng, tôn giáo), đời sống vật chất, tinh thần
từng bước được nâng cao,...
Thế mà, Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ công bố ngày 10/6 vừa qua lại đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai
lệch, vu cáo Việt Nam “đàn áp” tự do tôn giáo? Thử hỏi, Việt Nam “đàn áp” tự do
tôn giáo mà hiện nay có tới 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách
pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật
giáo Hòa Hảo. Đến năm 2018, có 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng tổng
diện tích 14.850 ha đất. Hiện có 12 báo, tạp chí liên quan đến tôn giáo, phần
lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng; trong 5 năm (2015-2019) có hơn
3.000 ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa
CD, DVD về tôn giáo bằng nhiều ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được
tổ chức ở Việt Nam, như: Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành,
v.v. Điều đáng nói là, tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được bảo
đảm: năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông
Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin
lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc có 693
điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm của người
dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng
ký sinh hoạt tập trung. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp
đăng ký hoạt động đã xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân
văn tôn giáo và trách nhiệm với đất nước, dân tộc. Cùng với phát triển về tổ
chức, đăng ký hoạt động cho các tôn giáo đủ điều kiện, số lượng tín đồ và các
hoạt động tôn giáo cũng không ngừng gia tăng. Tính đến tháng 9/2019, Việt Nam
có 25,1 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc. Các
tổ chức tôn giáo ra đời một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam
trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác, khẳng
định Việt Nam không phân biệt giữa người có hay không có tín ngưỡng, tôn giáo;
không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ
nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận.
Cùng với đó, các hoạt động tôn giáo đa dạng, sôi động, diễn
ra trên khắp cả nước. Thông qua các hoạt động tôn giáo, hoạt động xã hội, chức
sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công
dân, phát huy giá trị đạo đức tôn giáo và đóng góp nguồn lực vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước, đấu tranh hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo
chia rẽ đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc và luận điệu vu cáo Việt Nam vi
phạm tự do tôn giáo.
Như vậy, sự thật về cái gọi là Việt Nam “đàn áp” tự do tôn
giáo của Báo cáo Tự do tôn giáo mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra là không có cơ
sở và không phù hợp với bước tiến tích cực trong quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ
thời gian qua. Đồng thời, không phù hợp với nguyên tắc được xác định trong
tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ công bố năm 2015: “Việc
thực hiện tốt, đầy đủ và không ngừng làm sâu sắc, phong phú thêm quan hệ đối
tác toàn diện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị
và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là cơ sở để xây dựng lòng tin,
tiến tới đưa quan hệ phát triển lên một tầm cao mới”./.
V Sơn- BCN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét